Thủ đoạn nhập lậu Kit test nhanh COVID-19: Kê sai tên hàng, tuồn hàng qua biên giới
Vụ buôn lậu gần 2,3 triệu USD cùng hàng chục kg vàng: Bắt thêm 6 bị can / Đồng Tháp: Bắt 3 vụ buôn lậu thuốc lá trong đêm
Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 2/2022, Tổng cục Hải quan triển khai cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Qua đó, tình hình về hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là mặt hàng pháo nổ đã giảm hơn so với năm trước.
Ngược lại, hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy diễn ra rất phức tạp có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt đã phát hiện nhiều vụ việc vận chuyển ma túy trên tuyến hàng không bưu điện.
Đáng chú ý, tính từ 16/1 đến 15/2, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 896 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 661 tỷ đồng; số thu ngân sách đạt 16,815 tỷ đồng. Cơ quan hải quan khởi tố 2 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 10 vụ.
Lũy kế đến ngày 15/2, Tổng cục Hải quan đã phát hiện bắt giữ 2.707 vụ vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.230 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 2.624 vụ thu NSNN đạt 36,805 tỷ đồng. Tổng cục Hải quan khởi tố 9 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 18 vụ.
Điển hình, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Cam Ranh – Cục Hải quan Khánh Hòa kiểm tra, kiểm soát hành lý của hành khách nhập cảnh về Việt Nam đã phát hiện 2 vụ vận chuyển trái phép 14.650 viên thuốc dạng vỉ thuốc tân dược Arbidol, Areplivir từ Nga về Việt Nam là thuốc điều trị COVID-19 và thuốc ngừa COVID-19.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma- Cục Hải quan Lạng Sơn tuần tra, kiểm soát, phát hiện gần mốc biên giới có một lô hàng vô chủ, qua kiểm tra, hàng hóa gồm 1.600 bộ Kit test nhanh covid Nhãn hiệu SARS-COV-2 Antigen test Kit – xuất xứ Trung Quốc.
Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Cục Hải quan Hà Nội phát hiện, khám xét một lô hàng hơn 85 nghìn Kit test nhanh COVID-19 các loại có xuất xứ Hàn Quốc, trị giá ước tính trên 8 tỷ đồng nhập lậu được vận chuyển từ Hàn Quốc về Việt Nam qua sân bay quốc tế Nội Bài.
Theo quy định, mặt hàng Kit test COVID-19 là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, phải có giấy phép của Bộ Y tế. Tuy nhiên, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn khai báo hàng hóa chung chung, khai báo sai tên hàng hóa để nhập lậu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc