Ngân hàng cho vay mua nhà với lãi suất bao nhiêu?
Xăng dầu dự trữ quốc gia sẽ cất kho riêng, luân phiên đổi hàng / Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019
Khảo sát trên thị trường hiện nay, lãi suất vay mua nhà được chia thành 2 phần gồm thời gian ưu đãi và thời gian thường.
Lãi suất mua nhà của các ngân hàng hiện nay phổ biến 7-9%/năm, áp dụng trong thời kỳ ưu đãi (thường là 6 tháng, 1 năm). Từ năm thứ hai trở đi, lãi suất cho vay được tính toán dựa trên một mức lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ 3-4% tùy từng ngân hàng.
Khảo sát cho thấy việc vay mua nhà hiện nay không quá khó khi người vay dùng chính căn hộ mua để thế chấp. Tuy nhiên, lãi suất ưu đãi và biên độ cộng sau thời gian ưu đãi có sự chênh lệch đáng kể giữa các ngân hàng.
Nhân viên tín dụng một chi nhánh của Vietcombank tại Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết lãi suất cho vay mua nhà tại đây hiện là 8,1%/năm, áp dụng cho một năm đầu tiên. Tuy nhiên, ngân hàng ưu đãi 0,2% cho những khách có tài khoản trả lương qua Vietcombank. Từ năm thứ hai trở đi, lãi cho vay tính trên lãi suất 12 tháng cộng biên độ 3,5%.
Tại BIDV chi nhánh Đông Đô (Hà Nội), lãi suất cho vay mua nhà năm đầu là 7,8%/năm. Từ năm thứ hai, lãi cho vay tính bằng lãi suất tiền gửi 12 tháng cộng thêm 3,7-4%.
VietinBank Tràng Tiền áp dụng lãi suất năm đầu 9,6%, từ năm thứ hai trở đi là 11%. Còn tại một chi nhánh MB, lãi suất áp dụng cho 3 tháng đầu là 9%/năm, sau đó dao động 10,5-11%/năm. Ngân hàng này cũng đang áp dụng các chương trình cố định lãi suất 6, 12 tháng là 8,6%/năm.
Một số ngân hàng cổ phần nhỏ hơn áp dụng các ưu đãi chia theo gói và kỳ hạn. MSB cung cấp 3 gói vay bất động sản khác nhau với các mức lãi suất 6,9/năm, 8,49%/năm và 9,49%/năm áp dụng lần lượt trong 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ tính trên lãi huy động 12 tháng cộng biên độ 3,5%.
Một chi nhánh TPBank áp dụng lãi suất cho vay mua nhà 9%/năm trong năm đầu. Từ năm thứ hai trở đi, biên độ là 3,3% và sau đó là 4,4%.
Cẩn trọng
Trên thực tế, không ít ngân hàng tỏ ra khá thận trọng trong giải ngân vốn với bất động sản. Nhân viên tín dụng chi nhánh Thanh Trì (Hà Nội) của Sacombank cho biết chi nhánh này gần như không cho vay mua nhà, không có gói cho vay bất động sản. Khách đi vay với lãi suất 13%/năm và thế chấp bằng bất động sản mua.
Một lãnh đạo Sacombank cũng chia sẻ vớiNgười Đồng Hànhrằng ngân hàng này hạn chế cho vay bất động sản, phải gửi giám đốc phê duyệt các khoản vay từ vài trăm triệu đồng. "Điều này trước đây không có", vị này nói.
Trong khi đó, Giám đốc một chi nhánh MB, cho hay việc siết tín dụng vào bất động sản hiện nay ở ngân hàng này tạm thời chỉ tác động đến các chủ đầu tư, nhà đầu tư và chưa ảnh hưởng đến việc cho cá nhân vay mua nhà để ở.
Từ đầu năm, dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 36/2014 của NHNN quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm còn 40% và muộn nhất đến 2022, xuống 30%. Đây là một trong những động thái của NHNN nhằm cơ cấu chất lượng dòng vốn trong nền kinh tế, tác động đến bất động sản nói riêng và một số lĩnh vực khác.
Một số quy định về cho vay bất động sản cũng được siết chặt như tăng hệ số rủi ro cho vay lĩnh vực này từ 150% lên 200%, hay đề xuất nâng hệ số rủi ro gấp 3 lần với khoản vay có dư nợ trên 3 tỷ đồng…
Theo công ty chứng khoán MBS, hành động của NHNN nhằm kiểm soát dòng vốn vào bất động sản trước những lo ngại về bong bóng khi lĩnh vực này có chu kỳ tăng tốc từ 2013 tới nay, cùng một số dấu hiệu bất ổn trong thị trường.
Quan điểm của ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Tín dụng, NHNN, là vẫn xem xét cho vay các dự án hiệu quả, chủ đầu tư có năng lực. Việc cho vay bất động sản có thể chia làm 2 đối tượng: đầu tư trực tiếp bất động sản hoặc cho vay thông qua tiêu dùng mua tài sản là bất động sản và nhà ở.
Đến cuối 2018, tổng tăng trưởng dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản là 31,7%. Trong đó, vay trực tiếp chững lại, nhưng cho vay phục vụ tiêu dùng mua bất động sản tăng cao. Điều này đồng nghĩa sẽ đẩy mạnh nguồn tiêu thụ của chủ đầu tư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo