Thị trường

Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu: Điều chỉnh thanh khoản hệ thống trong ngắn hạn

Những ngày qua, Ngân hàng nhà nước liên tiếp tổ chức 7 lần phát hành tín phiếu với tổng quy mô đạt gần 93.800 tỷ đồng.

“Festival thu Hà Nội năm 2023” góp phần phát triển toàn diện du lịch Thủ đô / Bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm

Việc phát hành tín phiếu của NHNN nhằm điều chỉnh thanh khoản hệ thống trong ngắn hạn, giúp giảm mức chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND. Ảnh: Dân trí

Các đợttín phiếunày đều có kỳ hạn 28 ngày và được chào bán theo phương thức đấu thầu lãi suất.

Theo các chuyên gia, việc phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước nhằm điều chỉnh thanh khoản hệ thống trong ngắn hạn, giúp giảm mức chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND.

Công ty chứng khoán SSI cho rằng, động thái phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước là một cách thức điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống và là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương, không đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ. Mục đích của Ngân hàng Nhà nước nhằm hút bớt thanh khoản thị trường để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá trong ngắn hạn.

Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam cho biết, động thái phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước gần đây là biện pháp thông thường, có tính tích cực khi làm giảm đầu cơ và áp lực lạm phát; sự biến động của tỷ giá hối đoái chỉ là phản ứng mang tính ngắn hạn.

Lý giải nguyên nhân hút tiền qua kênh tín phiếu, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, đồng USD tăng giá mạnh thời gian gần đây và Ngân hàng Nhà nước đang theo dõi sát thị trường ngoại tệ cũng như tập trung điều hành để ổn định tỷ giá.

 

Theo Phó Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước đã phải điều tiết tín phiếu ngắn hạn để giảm bớt thanh khoản dư thừa trên hệ thống; đồng thời cố gắng để không tác động lớn tới mặt bằng lãi suất. Hiện nay, lãi suất thị trường liên ngân hàng vẫn ổn định. Dù vậy, áp lực thời gian tới vẫn rất lớn khi chúng ta cần cân đối giữa lãi suất và tỷ giá.

Trong tuần qua, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) được Ngân hàng Nhà nước công bố tăng 13 đồng.

Trong ngày giao dịch cuối tháng 9 (29/9), tỷ giá trung tâm giữa VND và USD được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.089 VND/USD. Với biên độ +/- 5% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng là 25.293 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.884 VND/USD.

Cùng lúc, giá đồng USD được Vietcombank niêm yết ở mức 24.190 - 24.560 VND/USD (mua vào - bán ra). Tuần qua, giá đồng USD tại ngân hàng tăng 30 đồng ở chiều mua vào và bán ra.

Tại BIDV, giá đồng bạc xanh được niêm yết ở mức 24.250 - 24.550 VND/USD (mua vào - bán ra). Cả tuần, đồng bạc xanh tăng 40 đồng ở chiều mua vào và bán ra.

 

Trên thị trường thế giới, đồng USD phiên 29/9 tiếp tục giảm từ mức cao nhất trong 10 tháng, nhưng có thể khép lại quý III/2023 với mức tăng mạnh nhất trong năm.

Chỉ số USD, đánh giá giá trị của đồng tiền này so với 6 đồng tiền khác, giảm 0,4%, xuống 105,75. Tuy nhiên, chỉ số này trên đà tăng 2,8% trong quý này, với tuần tăng thứ 11 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất trong 9 năm.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm