Ngành nông nghiệp đã xây dựng được 1.669 chuỗi cung ứng an toàn
TP.HCM liên kết ĐBSCL xây chuỗi nông sản / Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển chuỗi nông sản an toàn
Theo Vụ Quản lý Doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT), năm 2022, cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh phù hợp, hiệu quả hơn gắn với thị trường, tăng tỷ trọng ngành. Sản phẩm NLTS có lợi thế cạnh tranh và giá trị cao, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
Trong năm 2022, sản lượng lúa đạt trên 42,66 triệu tấn, sản lượng ngô đạt 4,43 triệu tấn. Đàn lợn khoảng 28,6 triệu con, đàn gia cầm khoảng 532 triệu con, đàn bò khoảng 6,6 triệu con (riêng đàn bò sữa 376 nghìn con).
Sản phẩm Ba Huân tham gia Hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao.
Sản lượng thịt hơi các loại khoảng 6,98 triệu tấn, tăng 4,3%; sản lượng sữa tươi gần 1,21 triệu tấn, tăng 0,8%; sản lượng trứng trên 18,4 tỷ quả (tăng 5,14%); sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi 21,7 triệu tấn, tăng 0,9%. Sản lượng thủy sản 8,98 triệu tấn. Sản lượng gỗ khai thác trên 35,7 triệu m3 (trong đó từ rừng trồng tập trung 18,7 triệu m3, tăng 0,6 triệu m3).
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tiếp tục được mở rộng cả về ngành hàng và sản phẩm, chú trọng thị trường trong nước; tháo gỡ nhiều rào cản thương mại, xuất khẩu NLTS đạt kỷ lục mới; bảo đảm nguồn cung nông sản thiết yếu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, xuất khẩu NLTS đạt kết quả cao kỷ lục trên 53 tỷ USD.
Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới, phát triển cả về số lượng, chất lượng và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó tập trung vào sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, công ty nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa...
“Lực lượng doanh nghiệp NLTS ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hơn, trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Trong năm 2022 có khoảng hơn 800 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số lên 14 ngàn doanh nghiệp.
Bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Nafoods, TH true MILK, Dabaco Việt Nam, Masan, Lavifood…”, Vụ Quản lý Doanh nghiệp khẳng định.
Cũng theo Vụ Quản lý Doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng nông lâm thủy sản đã phát huy vai trò không nhỏ trong xây dựng cơ chế chính sách, quy định về kiểm soát và tổ chức kiểm tra, chứng nhận chất lượng sản phẩm; nắm bắt cũng như tiếp nhận phản ánh của các doanh nghiệp để giải quyết các vướng mắc; nắm bắt nhu cầu, khả năng tiêu thụ của thị trường để góp phần điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sản xuất.
Khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao được chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Bộ NN-PTNT tiếp tục triển khai thực hiện 307 nhiệm vụ khoa học công nghệ, môi trường cấp bộ; nghiệm thu 38 đề tài nghiên cứu khoa học, 14 nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Kết quả, ngành nông nghiệp đã công nhận được 18 giống mới và 12 tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật mới...
Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm hàng nông sản tiếp tục được tăng cường, lòng tin của người dân vào nông sản trong nước ngày càng tăng.
“Đến nay, ngành nông nghiệp đã xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng NLTS an toàn với với 1.669 chuỗi (tăng 25 chuỗi so với năm 2021), trong số các chuỗi nêu trên có sự tham gia của trên 300 công ty, 150 hợp tác xã, một số tập đoàn lớn tham gia chuỗi như Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop, San Hà... tham gia mô hình chuỗi”, Vụ Quản lý Doanh nghiệp cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo