300 công ty và nhiều tập đoàn lớn tham gia chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản
Chuỗi liên kết dẫn vốn vay vào hợp tác xã / Chuỗi liên kết sản xuất rời rạc khiến ngành cá tra gặp nhiều rủi ro
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhằm đẩy mạnh chuyển đổi hợp tác xã (HTX) nông nghiệp theo Luật HTX, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả, 6 tháng đầu năm 2022, cả nước đã thành lập mới 610 HTX nông nghiệp, giải thể 190 HTX, nâng tổng số lên 77 Liên hiệp HTX nông nghiệp, trên 18.760 HTX nông nghiệp.
Trong đó có khoảng 60% được xếp loại khá, tốt; trên 4.200 HTX thực hiện dịch vụ sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho các thành viên và nông dân; trên 2.200 HTX đã liên kết đầu tư thành lập dự án, doanh nghiệp trực thuộc.
Các HTX thu hút được 3,28 triệu hộ (chiếm khoảng 38% tổng số hộ nông dân cả nước). Đến nay, có 19.667 trang trại . Số doanh nghiệp nông nghiệp thành lập mới 677 doanh nghiệp, nâng tổng số lên 14.895 doanh nghiệp, tăng hơn 9,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Về phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, cả nước đã phát triển mô hình chuỗi với 1.668 chuỗi (tăng 24 chuỗi so với cùng kỳ năm 2021), với sự tham gia của trên 300 công ty, 150 HTX, một số tập đoàn lớn tham gia chuỗi như Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop, San Hà...
Đến nay, có trên 6.925 chuỗi liên kết nông nghiệp; huy động 293 tổ chức khoa học, 4.393 HTX, 777 tổ hợp tác, 1.910 doanh nghiệp và gần 700.000 hộ nông dân tham gia.
Để phát triển mạnh thị trường, tháo gỡ các rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông lâm thủy sản, từ nay đến cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán các điều kiện về hàng rào kỹ thuật, về hàng rào thương mại để các sản phẩm nông nghiệp chưa có thị trường sớm được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường lớn, có giá trị như thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.
Đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường góp phần từng bước giảm xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc, hạn chế tình trạng ùn ứ hàng hóa diễn ra tại khu vực cửa khẩu như giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào thị trường lớn và tiềm năng: như: Trung Quốc (sầu riêng, tổ yến, chanh leo, bơ, bưởi, na, roi, dừa…), Nhật Bản (nhãn, bưởi, chanh leo, xuất khẩu gia cầm đã qua xử lý nhiệt), Hàn Quốc (tôm, bưởi, vú sữa, chanh leo, nhãn, vải, chôm chôm, thịt gia súc, gia cầm chế biến, trứng gia cầm chế biến), Myanmar (bưởi, xoài), Thái Lan (chôm chôm, bưởi, chanh leo, na, vú sữa), Úc (tôm tươi, chanh leo), New-Zealand (chanh ta, chanh leo, nhãn, vú sữa, bưởi, vải, măng cụt, dưa hấu)…
Cùng với đó, tiếp tục mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu sản phẩm bổ sung với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu hay Trung Đông; lựa chọn và đưa các sản phẩm phù hợp vào các thị trường tiềm năng như: Nga, Trung Đông, Châu Phi, ASEAN...
Đẩy mạnh tiêu thụ nông lâm thủy sản tại thị trường trong nước thông qua giải pháp tiêu thụ kịp thời nông sản cho người dân, khắc phục tình trạng dư thừa, giá giảm gây thiệt hại cho người sản xuất; dự báo và phối hợp với các địa phương xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ kịp thời nông sản chính vụ; phối hợp tổ chức kết nối thu mua nông sản, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT