Ngành tài chính - ngân hàng: Nguy cơ thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao
"Con dao hai lưỡi" với ngành logistics Việt / Đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất 10 năm: Áp lực lớn cho các SME Việt Nam
Đó là nhận định của phần lớn đại biểu tại hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực tài chính – ngân hàng kỷ nguyên 4.0” vừa được tổ chức mới đây.
Nguy cơ thiếu trầm trọng lượng lao động chất lượng cao
Ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, đến hết tháng 6/2019 TP.HCM có hơn 2.000 điểm giao dịch của các ngân hàng (gồm: 52 hội sở, 452 chi nhánh, hơn 1.400 phòng giao dịch) với tổng số nhân sự khoảng 9.800 người, theo thống kê tính đến hết tháng 6/2019.
Ngành tài chính ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh cả về quy mô hoạt động và nhân sự cấp cao.
Bên cạnh đó, thành phố cũng có khoảng 97.000 lao động, trong đó có 48% làm việc ở cấp quản lý nhà nước, từ 10 - 15% làm việc tại các hội sở.
"Trong thời gian tới, nhu cầu nhân lực của ngành tài chính ngân hàng tại TP.HCM sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh cả về quy mô hoạt động và nhân sự, nhất là nhân sự cấp trung và cao", ông Minh cho biết.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, nếu các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành ngân hàng không chịu thay đổi thì lực lượng lao động chất lượng cao trong ngành sẽ thiếu trầm trọng.
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo Kinh tế quốc tế, Giám đốc chương trình Dự báo nhân lực nhận định, dự báo đến năm 2020 - 2025, nhu cầu nhân lực cấp cao ngành tài chính - ngân hàng tăng mạnh.
Riêng tại TP.HCM, nhu cầu nhân lực nhóm ngành tài chính - ngân hàng đến năm 2025 chiếm tỉ trọng 5% tổng số chỗ làm việc cần tuyển hàng năm (khoảng 15.000 lao động) trong đó trình độ đại học trở lên, cao đẳng chiếm tỉ lệ 80,4% nhu cầu tuyển dụng.
ÔngTrần Anh Tuấn (phải) cho biết,nếu các cơ sở đào tạo không đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực thì lực lượng lao động chất lượng cao trong ngành sẽ thiếu trầm trọng.
"Trước nhu cầu trong tương lai lớn như thế, nếu các cơ sở đào tạo không đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực thì lực lượng lao động chất lượng cao trong ngành sẽ thiếu trầm trọng. Ngay lúc này, các cơ sở đào tạo cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy và “dịch chuyển”tư duy trong kỉ nguyên 4.0”, ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, hiện nay và các năm tới, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải đặc biệt coi trọng trong chiến lược phát triển của ngành tài chính - ngân hàng.
Nhận định về thực trạng nguồn nhân lực, ông Tuấn cho rằng, đại đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp đi làm chỉ đạt yêu cầu 20-25% tại các ngân hàng. Còn về kỹ năng như: thái độ làm việc, kỹ năng làm việc với mọi người, trình độ tiếng Anh, khả năng giao tiếp và các kiến thức về lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói chung còn rất yếu.
"Nếu tuyển các sinh viên vừa mới ra trường, hầu như các ngân hàng đều phải mất thời gian đào tạo lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số lĩnh vực chuyên sâu thiếu rất nhiều nhân lực và các ngân hàng phải mất nhiều chi phí để thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn, thực hiện", ông Trần Anh Tuấn phân tích.
Sinh viên cần tự trang bị, bổ sung kiến thức về công nghệ
Để khắc phục những thực trạng trên, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, các nhà tuyển dụng cần có kế hoạch đầu tư rõ ràng vào nhân lực, tham gia với cơ quan giáo dục để có định hướng đào tạo phù hợp.
Đặc biệt, các đơn vị giáo dục cần phải kết hợp với nhà tuyển dụng để tìm hướng đào tạo phù hợp; cơ quan chính quyền cần đơn giản hóa quy trình đào tạo, cung cấp dịch vụ phát triển, cơ hội về vốn, tạo kết nối cho hai bên dễ dàng hơn.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ- Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho biết, từ khi thành lập năm 1991 và phát triển đến hiện nay, Trường Đại học Hoa Sen luôn chú trọng việc kết hợp với các doanh nghiệp, các ngân hàng tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, cọ xát thực tế để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng được nhu cầu xã hội.
“Xác định năng lực và sự lĩnh hội công nghệ của nhân lực ngành tài chính - ngân hàng là cực kỳ quan trọng nên ngay khi thành lập, Trường ĐH Hoa Sen đã có nhiều đối tác lớn và hiện nay, từ đó giúp cho sinh viên ra trường có công việc để làm”, ông Vũ cho biết.
Các lãnh đạo ngành ngân hàng cho rằng, sinh viên cần tự trang bị, bổ sung kiến thức ngay khi còn ở trường để có lợi thế khi đi xin việc và tiếp thu nhanh khi nhận việc.
Ông Nguyễn Hải Triều – Giám đốc kinh doanh Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, việc ứng dụng công nghệ, đầu tư vào công nghệ, gia tăng hiểu biết về công nghệ là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, sinh viên cần tự trang bị, bổ sung kiến thức ngay khi còn ở trường để có lợi thế khi đi xin việc và tiếp thu nhanh khi nhận việc.
“Ngay từ khi vào HSBC, các nhân viên phải tâm niệm làm cái gì cũng phải đúng. Do đó, tư tưởng vào ngân hàng để kiếm tiền làm giàu cá nhân là không tồn tại được.
Tuy nhiên, làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng có lợi thế vì nhân viên được hỗ trợ vay lãi suất thấp. Ở HSBC, mức lại vay mua nhà cho nhân viên là 3%, vay tín dụng là 50% mức lãi thị trường”, ông Triều cho biết thêm.
Bà Nguyễn Thị Tố Uyên - Giám đốc nhân sự ngân hàng TMCP Sacombank cho biết, khi chọn phòng ban để bắt đầu sự nghiệp, sinh viên mới ra trường nên chọn các vị trí giao dịch viên, tư vấn, chăm sóc khách hàng ở các chi nhánh vì đây là những vị trí nền tảng cho một nhân viên phát triển kỹ năng, tăng cơ hội tiếp xúc, nắm bắt tâm lý, nhu cầu khách hàng để sau này khi làm ở các vị trí quản lý thì bản thân đã có kinh nghiêm. Chọn làm việc ở hội sở ngay từ khi ra trường sẽ mất đi cơ hội nền tảng trong công việc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh