Thị trường

FTA mở ra điều kiện để hàng hóa Việt Nam đi vào thị trường cao cấp

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng, việc ký kết nhiều FTA để mở ra mối quan hệ làm ăn tốt hơn cho doanh nghiệp Việt Nam với thế giới bên ngoài.

Mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD của Dệt may Việt Nam đang gặp khó / Thị trường xuất khẩu lao động truyền thống vẫn chiếm thế “áp đảo”?

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm đã vượt con số 200 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 122,42 tỷ USD, tăng 7,1%, nhập khẩu ước đạt 120,78 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng chú ý, mặc dù có sự thâm hụt thương mại trong một vài tháng nhưng tính chung nửa đầu năm 2019 cán cân thương mại của Việt Nam vẫn duy trì đà xuất siêu, với thặng dư khoảng 1,64 tỷ USD.

Từ năm 2016 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt cả xuất khẩu gạo, dầu thô. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Từ năm 2016 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt cả xuất khẩu gạo, dầu thô. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Theo phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương), kết quả tích cực trên đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cũng như đảm bảo cán cân thanh toán cho đất nước.

Để có những phân tích và đánh giá chi tiết hơn, chuyên gia Phạm Tất Thắng đã có một số trao đổi về những nội dung trên.

- Thưa ông, qua số liệu thống kê trong những tháng đầu năm về hoạt động xuất nhập khẩu, theo ông có những nét gì nổi bật?

Phó giáo sư Phạm Tất Thắng: Theo tôi 10 năm nay, xuất khẩu luôn là điểm sáng của nền kinh tế. Nhưng điều đáng lưu ý là 6 tháng đầu năm 2019 trong khi thị trường thế giới có nhiều biến động và đã xuất hiện đâu đó xu hướng bảo hộ thì xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng cao nhất từ nhiều năm nay.

 

- Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng cao như vậy, thưa ông?

Phó giáo sư Phạm Tất Thắng: Đây là tổng hòa của nhiều yếu tố. Trước hết, những năm qua Chính phủ đã chú ý khai thông bằng cách ký nhiều FTA để mở ra mối quan hệ làm ăn tốt hơn cho doanh nghiệp Việt Nam với thế giới bên ngoài.

Hơn nữa, trong những năm gần đây Nhà nước đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, chính sách này cũng phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, chủ trương mở rộng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, là yếu tố rất quan trọng đóng góp vào sức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Còn về nông nghiệp, việc đầu tư mạnh cho nông nghiệp sạch, kết quả đã thấy rõ, nhiều mặt hàng đã vào được thị trường cao cấp.

Nổi bật là mặt hàng rau quả, từ trước đến nay chúng ta chưa bao giờ nghĩ, rau quả trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng kể từ năm 2016 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt cả xuất khẩu gạo, dầu thô và hiện tiếp tục tăng, mở ra khả năng cho nông dân được làm giàu bằng công sức trên mảnh đất của mình.

 

Hiện nhiều sản phẩm của Việt Nam đã vào được thị trường khó tính, như 6 mặt hàng đã vào Mỹ, 9 mặt hàng vào thị trường Trung Quốc, nhiều mặt hàng vào Australia… đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn năm nay đạt 93.000 tấn, giá trung bình rất khá, thậm chí đã có doanh nghiệp thử sản xuất loại vải cao cấp bán tới 200.000 đồng/12 quả, nghĩa là mỗi quả có giá tới 17.000 đồng nhưng vẫn bán hết.

Điều này chúng tỏ nếu biết đầu tư đúng hướng thì có thể thu nhiều kim ngạch hơn nữa và làm giàu bằng rau quả.

- Dịch vụ đạt gần 8 tỷ USD, trong đó du lịch tăng gần 8% và chiếm gần 70% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, ông nhìn nhận thế nào về con số này?

Phó giáo sư Phạm Tất Thắng: Chính phủ nhiều lần nhắc nhở rằng dịch vụ chưa xứng tầm và có sự chỉ đạo sát sao. Trong 6 tháng đầu năm, lĩnh vực này đã có kết quả tương đối tốt, nhất là dịch vụ du lịch.

Đơn cử, đầu năm 2019, Việt Nam nhận được giải thưởng điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á. Đây là điều rất đáng mừng. Rồi có những du thuyền cao cấp đã cập bến Hạ Long, thực hiện chủ trương đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và làm giàu cho nhiều địa phương.

Tuy vậy, theo tôi vẫn còn chưa tương xứng so với tiềm năng. Hơn nữa có nhiều dịch vụ khác như viễn thông, ngân hàng, y tế, giáo dục chưa phát triển tương ứng.

 

- Thời gian qua, Việt Nam đã ký một loạt các hiệp định thương mại tự do như CPTPP,EVFTA… vậy các hiệp định này sẽ có tác động như thế nào tới xuất khẩu của Việt Nam?

Phó giáo sư Phạm Tất Thắng:Cho đến nay, Việt Nam đã có 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, trong đó có nhưng FTA đặc biệt quan trọng như FTA với Liên minh Á-Âu, FTA với Nhật Bản, đặc biệt là CPTPP và EVFTA đã mở ra điều kiện để hàng hóa Việt Nam đi vào thị trường hết sức cao cấp.

Với CPTPP, hiệp định này đã tác động sâu rộng tới mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam. Ví dụ, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm đi, nguồn ngân sách giảm đi thì các loại lệ phí khác tăng lên. Hàng rào phi thuế quan phải cắt bỏ đặc biệt là hàng ròa kỹ thuật trong thương mại ngày càng trở lên quan tâm khi các FTA có hiệu lực.

Chắc chắn chúng ta không còn nhiều lợi thế về nhân công giá rẻ nữa, nhất là khả năng thu hút đầu tư trục tiếp nước ngoài, đặc biệt là từ các nước trong khối CPTPP sẽ vào Việt Nam. Đây là cơ hội tuyệt với cho nền kinh tế của chúng ta.

Việc này đòi hỏi, thúc ép cho chúng ta thực hiện chủ trương của Chính phủ là tái cơ cấu nền kinh tế và có sự thay đổi về thể chế kinh tế mang lại lợi ích nhiều cho người sản xuất.

 

- Vậy ông nhìn nhận thế nào về những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam đã được khai thác từ CPTPP trong thời gian qua?

Phó giáo sư Phạm Tất Thắng:CPTPP là hiệp định thương mại thế hệ mới, được cam kết ở mức rất cao.

Các nước luôn cố gắng tận dụng cơ hội này, như Malaysia tập trung vào sản phẩm thế mạnh như dầu cọ, cao su, hay Singapore tập trung vào dịch vụ, nhất là hàng hải, trong khi New Zeland, Australia tập trung vào sản phẩm sữa và thịt. Việt Nam cũng tập trung vào các sản phẩm thế mạnh như dệt may, giày dép, điện thoại, thủy hải sản… tất cả đang mở ra cơ hội tuyệt vời để chúng ta thu lợi nhờ ký kết FTA này.

Theo tôi cả CPTPP, EVFTAđược thực thi thì khả năng nhập siêu của chúng ta sẽ quay trở lại nhưng việc nhập siêu đó lại có xu hướng tốt. Bởi chúng ta sẽ nhập được công nghệ hiện đại về để tăng năng lực nền kinh tế vào những năm sau.

- Từ kết quả 6 tháng đầu năm, ông có nhìn nhận như thế nào về xuất khẩu trong những tháng tới và việc hoàn thành kế hoạch cả năm 2019?

 

Phó giáo sư Phạm Tất Thắng: Với kết quả đã đạt được có thể hoàn toàn tin tưởng 6 tháng cuối năm xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ vẫn theo chiều hướng tốt, đặc biệt khi các FTA bắt đầu phát huy tác dụng. Đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp sạch bắt đầu tốt, thủy hải sản đã điều chỉnh lại để đưa dược sang EU nếu EU dỡ bỏ thẻ vàng.

Tuy nhiên vẫn có 1 số lo ngại, một số mặt hàng truyền thống giảm như gạo, than đá, dầu trong khi đó chúng ta nhập khẩu than, khí hóa lỏng, công nghệ hiện đại. Đơn cử như chúng ta nhập mấy máy bay của Mỹ, EU đã làm quan hệ xuất nhập khẩu thay đổi ghê gớm.

Điều này đặt ra vấn đề cho hoạt động xuất khẩu, nhất là doanh nghiệp 100% vốn trong nước cần phải vươn lên hơn nữa.

- Ông có lưu ý gì khi doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường khối CPTPP?

Phó Giáo sư Phạm Tất Thắng:Thuế xuất nhập khẩu giảm đi thì có thể đưa hàng hóa sang các thị trường thành viênCPTPP, nhưng phải lưu ý, chỉ khi hàng hóa Việt Nam có chứng nhận xuất xứ của Việt Nam mới được hưởng thuế suất đó.

 

Do vậy, theo tôi cần đề phòng hiện tượng gian lận xuất xứ để xuất khẩu vào các nước trong khối CPTPP.

Theo Đức Duy/Vietnam+
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm