Thị trường

Ngành thực phẩm, đồ uống "chạy đua" mùa cuối năm

Để tăng tốc, đón đầu mùa tiêu dùng cuối năm, các công ty bia cũng đã bắt đầu thay đổi chiến lược sản phẩm.

Nhà băng đổ xô kích cầu tín dụng tiêu dùng / Lãi suất tiết kiệm giảm, tiền gửi dân cư vào ngân hàng vẫn tăng

Năm nay, tác động kép từ dịch COVID-19 và quy định mới trong Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia đã khiến ngành công nghiệp bia, rượu và nước giải khát rơi vào tình trạng khó khăn suốt nửa đầu năm.

Đầu quý III, thị trường mới có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Các doanh nghiệp cũng đã phải tìm cách thay đổi chiến lược sản phẩm, tiếp cận khách hàng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, phù hợp với tình hình mới và đang đặt nhiều kỳ vọng vào mùa cao điểm tiêu dùng cuối năm.

Ngành thực phẩm, đồ uống chạy đua mùa cuối năm - Ảnh 1.

Ngành thực phẩm, đồ uống tăng tốc mùa cuối năm. Ảnh minh họa - TTXVN

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Nielson, 6 tháng đầu năm nay, tỷ trọng tiêu thụ mặt hàng rượu bia chỉ chiếm hơn 20% trong tổng mức tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh so với mức trên 40% với cùng kỳ năm 2019.

Nghiên cứu của SSI cũng cho thấy, tác động dịch bệnh lên ngành hàng này. Tính chung, lượng tiêu thụ rượu bia của toàn thị trường đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tốc độ giảm đã chậm lại trong quý III.

"Quý III hoạt động đã dần trở lại bình thường và niềm tin người tiêu dùng được củng cố. Các hoạt động, kênh tiêu thụ bia như nhà hàng, khu vui chơi giải trí đã dần dần quay trở lại", bà Phạm Huyền Trang - Phó Giám đốc Trung tâm phân tích, Công ty Chứng khoán SSI nói.

Để tăng tốc, đón đầu mùa tiêu dùng cuối năm, các công ty bia cũng đã bắt đầu thay đổi chiến lược sản phẩm. Một số doanh nghiệp đã thay đổi mẫu mã bao bì sản phẩm, kích hoạt thương hiệu tại các điểm bán lẻ nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

Ngành thực phẩm, đồ uống chạy đua mùa cuối năm - Ảnh 2.

Để tăng tốc, đón đầu mùa tiêu dùng cuối năm, các công ty bia cũng đã bắt đầu thay đổi chiến lược sản phẩm. Ảnh minh họa - ĐVSVN.

 

Bà Phạm Huyền Trang cho biết: "Người tiêu dùng sẽ tiêu thụ bia, mua bia về tiêu thụ tại nhà nhiều hơn tiêu thụ tại chỗ như tại các vườn bia, nhà hàng, khách sạn, quán ăn… Xu hướng thứ hai là kênh tiêu thụ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi… Mấu chốt của các doanh nghiệp là cao cấp hoá sản phẩm cũng như là tung ra các sản phẩm mới".

Việc điều chỉnh chiến lược tiếp cận người dùng, có thể giúp ngành rượu bia có thể đạt mức tăng trưởng 5 - 6% trong năm nay.

Theo Hiệp hội bia, rượu, nước giải khát Việt Nam, ngành bia rượu có thể đóng góp trên 60.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Năm 2019, ngành này có thể đạt mức tăng trưởng trở lại, trên 20% nếu COVID-19 được khống chế.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm