Nghệ An: Phát hiện cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử, xì gà, thuốc lá điếu nhập lậu qua mạng xã hội
Hưng Yên: Phát hiện kho hàng chứa 80 tấn vải cuộn không rõ nguồn gốc xuất xứ / Lào Cai: Thu giữ 109 kg dạng bột và 20,84 lít dạng lỏng thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc
Theo tin từ Tổng cục Quản lý Thị trường, triển khai thực hiện Quyết định số 2981/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong Thương mại điện tử tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến hết năm 2020.
Ảnh giao diện facebook của cá nhân vi phạm.
Trước thực trạng thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện tình trạng kinh doanh, mua bán, trao đổi các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha... là các loại thuốc lá thế hệ mới chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Việc mua bán, quảng cáo, giới thiệu các loại sản phẩm này chủ yếu diễn ra trên các mạng xã hội thông qua các tài khoản Facebook nhằm vào đối tượng khách hàng trẻ, thanh niên; bằng việc thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ cũng như sự dày công nghiên cứu của tập thể Đoàn kiểm tra trong việc thu thập chứng cứ, xác minh thông tin vi phạm của các đối tượng trên mạng xã hội.
Ngày 12/10/2020, Đội QLTT số 11- Cục QLTT Nghệ An phối hợp với Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Nghệ An tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh Thuốc lá điện tử tại địa chỉ phường Hưng Bình, Tp Vinh, Nghệ An do ông N.V.D làm chủ đồng thời cũng là chủ tài khoản mạng xã hội Facebook I.Q.S.V. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang bày bán lượng lớn sản phẩm hàng hoá là các loại hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được phép lưu thông trên thị trường. Cụ thể: 25 điếu xì gà hiệu Vasco da Gama, 140 bao Thuốc lá điếu nhập lậu hiệu Canyon, Zone UK, 555; 06 Máy hút thuốc lá điện tử, 32 lọ Tinh dầu thuốc lá điện tử với các hương vị khác nhau các loại).
Tang vật hàng hóa bị lực lượng chức năng thu giữ.
Làm việc với Đoàn kiểm tra, ông N.V.D thừa nhận toàn bộ vi phạm của mình, theo ông N.V.D hoạt động kinh doanh của cơ sở chủ yếu diễn ra qua mạng xã hội Facebook với các bài đăng, video Livestream để khách đặt hàng rồi ship đến. Chủ cơ sở cũng khai nhận toàn bộ số hàng hóa trên được mua trôi nổi trên thị trường thông qua mạng Internet về bán kiếm lời nên không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ kèm theo. Hiện lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng trên, để xác minh xử lý theo quy định của pháp luật.
Thời gian tới Cục QLTT Nghệ An sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các phương thức thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng, đẩy mạnh việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử nhằm thực hiện Quyết định số 2981/QĐ-BCT ngày 01/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong Thương mại điện tử tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến hết năm 2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao