Nghiêm cấm người Việt đứng tên mua nhà cho người nước ngoài
Nhôm Việt bất lợi trên sân nhà / TP.HCM nguy cơ thiếu nhà ở giá rẻ, bình dân
Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát trình bày trước Quốc hội sáng 27/5 cho thấy, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đất đai, quy hoạch đô thị được ban hành khá đầy đủ, cụ thể hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, tinh thần Hiến pháp năm 2013.
Tuy nhiên, lĩnh vực này còn không ít tồn tại, hạn chế, cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Đáng lưu ý, trong phầnkết quả giám sát không nêu nhận định cũng như con số liên quan đến việc sử dụng nhà, đất của người nước ngoài, song phần kiến nghị, đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.
Vấn đề đứng tên hộ người nước ngoài mua đất tại Việt Nam từng được nhắc tới nhiều lần trước đó, đặc biệt là tình trạng người Trung Quốc đứng tên mua đất tại Việt Nam.
Ngay tại kỳ họp Quốc hội diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái, trong kiến nghị gửi Quốc hội, cử tri thành phố Đà Nẵng phản ảnh, theo dư luận hiện nay có nhiều người Trung Quốc mua đất dọc ven biển nước ta thông qua việc nhờ người Việt Nam đứng tên hộ.
Tại thời điểm đó, trả lời về vấn đề này, Bộ Công an khẳng định, nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất, bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Luật Đất đai và Nghị định quy định chi tiết thi hành đã có những quy định cụ thể.
Hiện tại cũng chưa có bất cứ cơ quan chức năng nào cung cấp số liệu thống kê về số người nước ngoài mua nhà tại các dự án tại Việt Nam.
Cuối năm ngoái,tại hội nghị bất động sản, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao Công ty Nghiên cứu thị trường CBRE, tiết lộ một thống kê qua các giao dịch thành công tại các dự án do công ty này phân phối cho thấy, tỷ lệ người Trung Quốc mua nhà tại TPHCM đạt 31%, trong khi người Việt Nam chỉ đạt 24%. Những consố này cho thấy nhu cầu đầu tư của người Trung Quốc nói riêng và nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam là có thật.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài không được phép mua đất nền, do đó có thông tin phản ánh về tình trạng người Trung Quốc đã thuê người Việt đứng tên để mua.
Thực tế, ngoài thị trường đất nền, các phân khúc bất động sản khác của Việt Nam cũng đang rất hấp dẫn người nước ngoài, không chỉ riêng nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.
Tại một diễn đàn bất động sản diễn ra mới đây, trả lời câu hỏi "thời gian qua khách nước ngoài tìm kiếm mua nhà tại Việt Nam có tăng không và họ chủ yếu tìm mua những phân khúc nào?", ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, theo ghi nhận của Savills, nguồn cầu của khách nước ngoài, nhất là khách mua cá nhân đang tăng rất nhanh.
Theo ông Matthew Powell, với những dự án cao cấp, lượng bán cho người nước ngoài rất nhanh, nguồn cung gần như không đủ cầu.
"Thị trường bất động sản Việt Nam đang thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Hàng ngày Savills vẫn luôn gặp gỡ các nhóm khách hàng đẩu tư bày tỏ mối quan tâm, rất nhiều trong số đó là các nhà đầu tư lần đầu tìm hiểu về việc đầu tư vào thị trường Việt Nam. Các nhóm khách hàng này chủ yếu đến từ các nước trong khu vực – Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore. Ngoài ra còn có cả các quỹ đầu tư đến từ Mỹ và châu Ấu và các quỹ đầu tư toàn cầu hiện cũng đang tích cực nghiên cứu đầu tư vào Việt Nam", Mathew Powell cho biết.
Theo chuyên gia của Savills, tất cả các phân khúc thương mại và nhà ở đều đang được nhắm tới. Nhu cầu đầu tư vào thị trường là rất lớn, tuy vậy số lượng giao dịch còn hạn chế trong năm 2018 và 2019 bởi số lượng dự án được nhà đầu tư chào bán rất hạn chế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024