Nhà đầu tư châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn vốn nước ngoài rót vào Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài cam kết kinh doanh lâu dài tại Việt Nam / Bất chấp COVID-19, Việt Nam vẫn lọt Top 20 nền kinh tế thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/6, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 13,43 tỷ USD, bằng 95,7% (tức giảm 4,3%) so với cùng kỳ năm 2022.
Mức sụt giảm này đã thể hiện rõ khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam trước nhiều rủi ro và biến động trong năm 2022 vẫn đang kéo dài sang năm 2023.
Điều này gây áp lực giảm đáng kể lên dòng vốn FDI toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn FDI của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là các đối tác đầu tư của Việt Nam.
“Mặc dù tổng vốn FDI đăng ký 6 tháng 2023 giảm 4,3%, nhưng mức giảm này đã được cải thiện so với cùng kỳ 2022 giảm 8,1%, và khi phân tích chi tiết sẽ cho thấy tín hiệu tích cực trong thu hút FDI”, Tổng cục Thống kê nhận định.
Trong tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư cấp mới đạt gần 6,5 tỷ USD (chiếm 48,3% tổng vốn đăng ký) tăng mạnh 31,3% và tăng 71,9% về số dự án cấp mới so với cùng kỳ 2022.
Tốc độ tăng số dự án mới (tăng 71,9%) lớn hơn tốc độ tăng tổng vốn đầu tư mới (tăng 31,3%) cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam vừa đưa ra các quyết định đầu tư mới.
Cùng với đó, các tập đoàn lớn hiện đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực từ năm 2024.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Nai…
“Các nhà đầu tư đến từ châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn (Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan). Riêng 6 đối tác này đã chiếm tới 76,1% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2023”, Tổng cục Thống kê cho biết.
Nhằm tăng trưởng dòng vốn FDI, Tổng cục Thống kê cho rằng, cần tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, tiếp tục cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động cũng như phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối các tỉnh, vùng kinh tế tạo thuận lợi cho thu hút FDI.
Cần chú trọng đến việc đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện. Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu.
Xây dựng cơ chế ưu tiên doanh nghiêp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước.
“Các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao năng lực (công nghệ, chất lượng lao động, quản lý) để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tìm đến đặt hàng và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước hoàn thiện quy trình sản xuất, tăng cơ hội liên kết”, Tổng cục Thống kê lưu ý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024