Thị trường

Nhiều khách “sập bẫy” combo du lịch giá hời trên chợ mạng

Các chiêu thức lừa đảo du lịch luôn biến đổi khôn lường và đang có dấu hiệu bùng phát khi mùa cao điểm du lịch đang đến gần.

Phó Chủ tịch Hạ viện CH Czech thăm Home Credit Việt Nam / Đầu tư nước ngoài tiếp tục là "mảnh ghép" không thể thiếu của kinh tế Việt Nam

Cảnh giác các chiêu lừa du lịch

Với thời tiết nắng nóng đi biển là một lựa chọn của không ít gia đình và việc tìm kiếm săn vé giá rẻ, voucherdu lịch giá tốttrên các nền tảng mạng xã hội cũng là xu hướng của không ít người. Lợi dụng điều này nhiều đối tượng đã dựng lên rất nhiều màn kịch lừa đảo.

Muốn đi nghỉ mát ở Vịnh Hạ Long, một người phụ nữ đã lên mạng săn tour giá rẻ. Chị kể lại, ngay sau khi đọc được bài quảng cáo với nội dung hấp dẫn "Chương trình khuyến mại Du thuyền 5 sao 3 ngày 2 đêm với giá chỉ 1,5 triệu đồng/ người", chị đã liên hệ để đặt mua voucher cho cả gia đình.

Tư vấn viên yêu cầu chuyển khoản đặt cọc 50%, chị đã chuyển tiền luôn vì không thể ngờ rằng, trang Fanpage với lời quảng cáo đầy hấp dẫn về một chuyến nghỉ mát giá rẻ đó là giả.

Nhiều khách “sập bẫy” combo du lịch giá hời trên chợ mạng - Ảnh 1.

Do muốn tìm mua vé máy bay giá rẻ để đi du lịch, một cô gái cùng với hàng trăm người khác cũng đã sập bẫy lừa của ổ nhóm bán vé máy giả vừa bị Công an tỉnh Bắc Giang bắt. Để tạo lòng tin và thu hút các bị hại nhằm chiếm đoạt hàng tỷ đồng, 6 đối tượng đã lập ra trang websitevà các Fanpage giả chuyên bán vé máy bay trên Facebook.

Đối tượng Vi Đức Quang khai nhận: "Sau khi lấy được tiền, tôi sẽ chặn những khách hàng đó và tiếp tục chạy quảng cáo đề tìm những khách hàng mới".

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm du lịch lữ hành Bắc Ninh cho biết: "Các đối tượng thường đăng tải những bài quảng cáo tour ở trên các hội nhóm về du lịch. Bên cạnh những đối tượng hoạt động đơn lẻ thì cũng có các đối tượng hoạt động có tổ chức, giả danh các công ty du lịch có uy tín, làm giả các website của các công ty này. Nếu tinh ý có thể nhận ra các website giả mạo này thường có những ký tự khác lạ".

Với thủ đoạn làm giả hay chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội, các đối tượng lừa đảo cũng có thể liên lạc với người thân của họ, rồi dựng lên màn kịch đang bị mắc kẹt khi đidu lịch nước ngoàivà cần vay gấp một khoản tiền.

Đối tượng sử dụng công nghệ deep take để thực hiện một cuộc gọi giả video call để nạn nhân lầm tưởng đang được nói chuyện với người thân của mình, sau đó chuyển tiền cho đối tượng.

"Khi những người được hỏi vay tiền yêu cầu được gọi video call để kiểm tra, chúng có thể sử dụng các video call cắt ghép để tạo lòng tin, từ đó có thể dễ dàng chiếm đoạt tiền của người khác", Trung tá Nguyễn Trọng Hà - Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết.

Nhiều khách “sập bẫy” combo du lịch giá hời trên chợ mạng - Ảnh 2.

Những kẻ lừa đảo thường thu hút người dân bằng nhiều loại voucher, giấy tờ được làm giả như thật. Mã code vé, code đặt phòng cũng luôn được chúng gửi ngay cho bị hại khiến họ tin tưởng giao dịch đã thành công.

Nhưng thực chất là kẻ xấu đã không thanh toán tiền trên hệ thống mà chỉ lợi dụng tính năng hỗ trợ đặt vé, đặt phòng của một số khách sạn hay hãng máy bay, cho phép khách hàng đặt lấy mã trước và thanh toán chậm trong vòng 12 - 24h. Chỉ khi khách hàng đến sân bay, hay địa điểm du lịch mới biết mình đã bị lừa.

Biện pháp phòng chống lừa đảo du lịch

Khi có nhu cầu đi du lịch, nghỉ dưỡng, tốt nhất nên đến tận nơi có trụ sở, chi nhánh của các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành có uy tín để đặt mua tour.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm du lịch lữ hành Bắc Ninh khuyến cáo: "Nếu đặt tour qua các cá nhân tự xưng là nhân viên của các công ty du lịch thì trước khi chuyển tiền mua tour phải yêu cầu hợp đồng công ty, có dấu chữ ký của giám đốc và thực hiện các biện pháp tra cứu để biết được rõ tư cách pháp nhân của công ty du lịch như website công ty, tên miền, hồ sơ đăng ký kinh doanh, địa chỉ, mã số thuế…".

Nhiều khách “sập bẫy” combo du lịch giá hời trên chợ mạng - Ảnh 3.

Người dân nếu có nhu cầu tìm mua các tour du lịch cần đề cao cảnh giác.

"Nếu không may bị lừa cần trình báo ngay các cơ quan chức năng hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, trên các diễn đàn hội nhóm du lịch để mọi người cùng biết và các đối tượng lừa đảo sẽ không có thêm cơ hội dẫn dụ người khác", chị Hoàng Thùy Dung - Cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh nói.

Các chiêu thức lừa đảo du lịch luôn biến đổi khôn lường và đang có dấu hiệu bùng phát khi mùa cao điểm du lịch đang đến gần. Người dân nếu có nhu cầu tìm mua các tour du lịch hay đặt vé, đặt phòng, cần đề cao cảnh giác, khảo sát giá và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định chi tiền để tránh bị mắc lừa.

Ngoài ra, nếu vẫn muốn giao dịch trực tuyến, tìm kiếm trên mạng, trước khi chuyển tiền hãy tìm được số điện thoại chính thức công bố trên các website chính thống của các đơn vị lữ hành, của đơn vị lưu trú hay hãng bay để xác nhận các voucher, các chương trình khuyến mại để xác thực để tránh những rủi ro mất tiền, không đáng có.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm