Thị trường

Nhiều mặt hàng Việt xuất EU nguy cơ bị áp dụng phòng vệ thương mại

Cùng với các lợi thế về thuế quan trong EVFTA, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU cũng đối diện nguy cơ bị áp dụng phòng vệ thương mại trong thời gian tới.

The Economist: Việt Nam duy trì tăng trưởng trong năm 2020 / Giá vàng hôm nay (23/8): Cuối tuần 'lặng sóng'

Thép Việt ngày càng đối mặt với nhiều vụ việc liên quan tới phòng vệ thương mại. (Ảnh: Reuters)

Thép Việt ngày càng đối mặt với nhiều vụ việc liên quan tới phòng vệ thương mại. (Ảnh: Reuters)

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tập huấn Công tác phòng vệ thương mại trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA do Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương tổ chức mới đây.

Theo thống kê của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), trong năm 2020, Việt Nam đang ứng phó với 27 vụ việc phòng vệ thương mại khác nhau. Tính đến hết quý I/2020, có 22 vụ việc chống lẩn tránh thuế do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với thị trường EU, tính đến nay, Việt Nam hiện có mức thặng dư thương mại với EU khoảng 26 tỷ USD hàng năm với các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh là nông lâm thủy sản, da giày, dệt may. Đến nay, EU gần như chưa có động thái gì nhiều cho việc này trong 10 năm qua.

Nhiều mặt hàng Việt xuất EU nguy cơ bị áp dụng phòng vệ thương mại - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp cần cần chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. (Ảnh minh họa: Dân trí)

 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng không thể lơ là trong vấn đề này, nhất là trong bối cảnh EVFTA được thực thi, việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại tại nhiều nước, khu vực thị trường xuất khẩu là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, các biện pháp phòng vệ thương mại gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, từ đó làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp...

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, mặt hàng sợi; nông, thủy sản; thép; xe đạp... sẽ là những mặt hàng có nguy cơ cao bị EU áp dụng phòng vệ thương mại.

Đối với doanh nghiệp, các chuyên gia khuyến nghị, cần chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài, không tham gia, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Đồng thời, các doanh nghiệp nên chủ động phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm