Nhiều tình thành triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt "bão" Covid-19
Covid-19: Xuất khẩu chè "đóng băng", nông dân quay lưng với cây chè / Thanh Hóa: Nuôi cá từ nước thác mát trong, “bỏ túi” hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Tại TP.HCM: Theo báo cáo của UBND TP.HCM, trong 3 tháng đầu năm, thành phố có hơn 1.350 doanh nghiệp giải thể, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp “tan rã” một phần lớn là bởi dịch Covid-19.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: Du lịch, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Theo đó, thành phố kiến nghị miễn, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 50% thuế nhập khẩu và đề xuất lùi thời gian nộp thuế sang quý 3 hoặc quý 4-2020. Về chính sách tài chính, tín dụng, cho phép các doanh nghiệp của thành phố tham gia gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt. Thành phố cũng kiến nghị giảm 50% tiền thuê đất phải nộp trong năm 2020 và năm 2021; đồng thời hoãn nộp tiền thuê đất (miễn lãi suất) sang đầu năm 2021...
Nhiều tỉnh thành triển khai, đề xuất các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.
Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng cho biết, cơ quan này đẩy mạnh ứng dụng hệ thống hỗ trợ thông minh, giải quyết công việc trực tuyến để hạn chế thủ tục giấy tờ, giúp doanh nghiệp giảm tối đa thời gian đến trụ sở hải quan xử lý thủ tục.
Bên cạnh đó, Cục Hải quan thành phố đã xây dựng kịch bản cho việc thông quan tại các cửa khẩu, cảng biển, sân bay. Trong tình huống xấu nhất, để không làm gián đoạn hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp.
Ngành Công Thương TP.HCM đã đề ra các giải pháp cụ thể như tăng cường nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; làm việc với các ngành liên quan (Cục Thuế, Cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước, Điện lực...) để tháo gỡ khó khăn theo kiến nghị của doanh nghiệp.
Tại Đồng Nai: UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã yêu cầu các cơ quan thuế, hải quan xem xét không tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm 2020 đối với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm để doanh nghiệp tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động trong thời gian dịch bệnh hoành hành.
Cùng với đó, ngành Bảo hiểm Xã hội tỉnh cũng phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai hướng dẫn thực hiện tạm dừng bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến hết tháng 6 hoặc hết tháng 12 và không tính lãi chậm nộp phạt.
Ông Phạm Quốc Bảo - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai cho biết, đơn vị đã đề nghị các tổ chức tín dụng theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân và khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Từ đó, kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay một cách phù hợp, đúng quy định theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hiện các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng đang rà soát, lên kế hoạch giãn nợ, giảm lãi suất vay vốn cho các trường hợp bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Theo đó, Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Đồng Nai sẽ hỗ trợ các khách hàng kinh doanh thuộc những lĩnh vực vận tải - kho bãi, dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn; xuất nhập khẩu chủ yếu với thị trường Trung Quốc (thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dệt may, da giày…) được xem xét chương trình hỗ trợ vay vốn.
Ngân hàng BIDV chi nhánh TP.Biên Hòa cũng đã yêu cầu khách hàng phải có văn bản đề nghị và tài liệu chứng minh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, tình hình tài chính, thu nhập do chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 hoặc các tài liệu chứng minh doanh thu bị sụt giảm, dòng tiền bị gián đoạn so với cùng kỳ năm trước… để được xem xét áp dụng các giải pháp hỗ trợ…
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Cao Tiến Dũng, để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu trong thời gian này, tỉnh này đã yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan cần phải nắm bắt cụ thể khó khăn của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ. Đồng thời cắt bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, giúp doanh nghiệp tập trung sản xuất, kinh doanh.
Nếu cần thiết, phải kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đa dạng thị trường, khai thác, tận dụng các thị trường mới mở ra từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết với các nước, các khu vực.
Để chung tay đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, nhiều ngân hàng thương mại đang rà soát, lên kế hoạch giãn nợ, giảm lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp.
Tại Bình Dương: Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Cục Hải quan Bình Dương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan và của tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Đồng thời, quán triệt đến các đơn vị nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19 và công tác tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu các đơn vị quan tâm thực hiện trong quý 2/2020.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tập trung sản xuất kinh doanh, Cục đã chỉ đạo các Chi cục chưa thực hiện kiểm tra đánh giá lại năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn khi doanh nghiệp đang bị cắt giảm nhân sự. Chi cục Kiểm tra sau thông quan tạm dừng kiểm tra doanh nghiệp, chỉ kiểm tra đối với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm.
Tiếp tục triển khai công tác tiếp xúc doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp có địa chỉ trên địa bàn nhưng làm thủ tục ở nơi khác để tuyên truyền, vận động, hỗ trợ doanh nghiệp về làm thủ tục tại Bình Dương; theo dõi, nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đang quản lý để hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc nhằm ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tại Long An: Dịch bệnh Covid-19 khiến không ít doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và bị đứt gãy một số chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ đầu ra sản phẩm.
Trước khó khăn của doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Long An - Nguyễn Ngọc Huân thông tin, Cục Hải quan sẽ phối hợp sở, ngành có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất một cách thuận lợi, nhanh chóng. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, nếu doanh nghiệp có bất kỳ khó khăn nào, cần sớm liên hệ đến các Cục Hải quan, Chi cục Hải quan để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Long An - Đào Văn Nghiệp cho biết, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nhiều và có dư nợ tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh hàng ngàn tỉ đồng. Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại Long An, hệ thống tổ chức tín dụng nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng.
Theo đó, khách hàng vay sẽ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng,... để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp.
Tại Cần Thơ: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Cục Thuế TP Cần Thơ đã thành lập Tổ công tác đánh giá tác động thu ngân sách nhà nước do ảnh hưởng dịch Covid-19. Qua đó cùng các đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát, đánh giá “sức khỏe” doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tình hình dịch bệnh.
Bên cạnh đó, hướng dẫn các doanh nghiệp bị ảnh hưởng sản xuất kinh doanh thực hiện hồ sơ gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp; điều chỉnh thuế khoán theo tình hình thực tế của các hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn…
Mới đây, HĐND thành phố Cần Thơ đã đề nghị UBND thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh theo Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ ngân hàng, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí; gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất; miễn, giảm phí, lệ phí; tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất,... để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Tại An Giang: Sau chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ngay trong ngày 1/4, hàng loạt Ngân hàng đã thực hiện giảm mạnh lãi suất cho vay với người dân, doanh nghiệp, nhất là các lĩnh vực phục vụ nhu cầu thiết yếu trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Theo Giám đốc Ngân hàng BIDV Chi nhánh An Giang - Nguyễn Văn Bé Tám: Trước khi xảy ra dịch bệnh BIDV An Giang đã giãm lãi suất cho vay dao động từ 5,7%-6% đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu tiên.
Từ ngày 17/3 đồng loạt giảm lãi suất cho vay đối với tất cả khách hàng doanh nghiệp có vay vốn tại Chi nhánh từ 05%-1%/năm, riêng lãi suất cho vay đối tượng lĩnh vực ưu tiên cao nhất 5,5% với kỳ hạn cho vay tối đa 12 tháng. BIDV An Giang đã và đang giảm lãi suất cho vay đối với các công ty lớn như: Công ty TNHH MTV XNK thủy sản Đông Á, Công ty CP XNK thủy sản Cửu Long, Công ty TNHH MTV Xây lắp An Giang... Kể từ khi áp dụng giảm lãi suất cho vay, doanh số cho vay phát sinh đến nay đạt hơn 58 tỷ đồng.
UBND tỉnh An Giang cũng đã đề nghị Công ty Điện lực An Giang xem xét có biện pháp hỗ trợ cho tạm hoãn trợ nợ tiền điện của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Còn theo Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Nguyễn Ngọc Vệ, sau khi rà soát danh mục các khoản phí, lệ phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải đang thực hiện đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra, Sở Giao thông vận tải đề xuất Cục thế An Giang miễn giảm các chi phí cố định cho các doanh nghiệp như: giảm phí sử dụng đường bộ từ 15-20%/xe/năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh