Đắk Nông: Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp vượt bão Covid-19
DNVN – Dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh của tỉnh Đắk Nông, hàng hoá tiêu thụ chậm, việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài bị đình trệ, dẫn tới hàng hóa bị tồn kho, khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Đắk Nông: Doanh nghiệp bị phạt nặng vì xả thải vượt quy chuẩn / Đã có kết quả xét nghiệm 3 trường hợp nghi nhiễm virus Corona ở Đắk Nông
Ngày 11/4, UBND tỉnh Đắk Nông cho biết vừa đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tỉnh nhanh chóng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, giao cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kon Tum xem xét, chỉ đạo các Ngân hàng thương mại, hỗ trợ lãi vay và gia hạn thời gian đáo hạn ngân hàng cho các doanh nghiệp theo đúng quy định.
Bên cạnh đó cần có cơ chế tạo điều kiện cho vay bằng thế chấp hàng hóa, tín chấp bằng dự án khả thi, hỗ trợ các nguồn vốn kích cầu với lãi suất ưu đãi trong năm 2020 để doanh nghiệp có thể vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, dây chuyền thiết bị phục vụ phát triển chế biến và chế biến sâu, xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc hàng hóa, phát triển thương mại liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, bảo đảm đúng quy định và hướng dẫn hiện hành, tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, phục hồi sau dịch Covid-19.
UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Công Thương nghiên cứu, đề xuất phương án hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm…
Đồng thời giao Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh, xem xét xử lý việc miễn giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp phải nộp trong năm 2020 và giãn tiến độ nộp thuế năm 2020 sang năm 2021 cho các doanh nghiệp theo đúng quy định.
Ngành chế biến hạt điều tỉnh Đắk Nông đang gặp rất nhiều khó khăn do không thể xuất khẩu
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông, hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh, hàng hóa tiêu thụ chậm, việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài bị đình trệ, hàng hóa bị tồn kho, doanh thu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Phần lớn doanh nghiệp, Hợp tác xã phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng, khi hàng hóa không tiêu thụ được dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng và đóng thuế doanh nghiệp không thực hiện được.
Mặt khác, một số doanh nghiệp không có vốn để tiếp tục thu mua nông sản của nông dân (theo các hợp đồng đã ký kết bao tiêu sản phẩm). Sức mua của thị trường giảm, nhưng tất cả các chi phí để duy trì hoạt động của doanh nghiệp lại tăng, nhất là các chi phí lao động, vận chuyển, môi trường... kể cả phải gia tăng mặt hàng tồn kho các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường trong bối cảnh Covid-19.
Được biết, tại Đắk Nông hiện có 4.620 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Trong đó, số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 86,64%; doanh nghiệp nhỏ chiếm 12,68%; còn lại là doanh nghiệp vừa.
Nhìn chung các doanh nghiệp không chỉ thiếu vốn đầu tư, mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất, kinh nghiệm quản trị và công nghệ sản xuất hiện đại. Đến hết tháng 2/2020, toàn tỉnh mới chỉ có 579 doanh nghiệp (chiếm 12,5%) được vay vốn từ các ngân hàng thương mại, với tổng dư nợ hơn 3.300 tỷ đồng.
Tâm An
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam
Cột tin quảng cáo