Nhu cầu lưu trú tăng mạnh, cơ hội "vàng" cho khách sạn mini
Bánh trung thu handmade bão hoà, dân buôn chỉ dám làm cầm chừng / TP.HCM: Phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất trong hai dự án
Du khách tăng mạnh tại các thành phố biển như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Thanh Hoá… đang biến việc đặt phòng khách sạn trong mùa cao điểm trở thành một thách thức đúng nghĩa.
Khó như đặt phòng khách sạn mùa cao điểm
Ông Michael Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital Corporation cho biết: "Trước đây, đi Đà Nẵng cuối tuần chỉ cần đặt vào sáng Thứ Sáu, nhưng nay phải đặt trước ít nhất 1 - 2 tuần vì nhu cầu du lịch của người dân đang ngày càng tăng mạnh".
Tại Nha Trang, ngay trước mùa du lịch hè năm 2018, hàng loạt tour nội địa đã phải kêu trời và buộc phải hủy tour do không thể đặt phòng cho đoàn lưu trú tại các khách sạn từ 3-5 sao. Hoá ra, các công ty lữ hành lớn của Nga và Trung Quốc đã book hầu hết các phòng khách sạn cao cấp với số lượng lớn trong suốt một năm.
Tại Thanh Hoá, hiện tượng nhà hàng, khách sạn ven biển liên tục từ chối khách do đã kín phòng không chỉ diễn ra trong mùa cao điểm. Câu chuyện cứ xuống Sầm Sơn rồi thích chọn phòng nghỉ nào thì chọn đã là chuyện rất cũ của vài năm về trước.
Tỷ trọng khách du lịch lưu trú tại khách sạn 4 – 5 sao tăng mạnh.
Báo cáo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn của Grant Thornton cho thấy, năm 2017 là một năm thực sự sôi động của ngành này khi tỷ trọng khách quốc tế lưu trú tại khách sạn 4-5 sao tăng kỷ lục tới gần 81%. Trước đó, năm 2016 ghi nhận xu hướng tăng ba năm liên tiếp của khách nội địa lưu trú tại các khách sạn cao cấp.
Cũng theo báo cáo, không chỉ công suất phòng gia tăng mà giá phòng bình quân năm 2017 cũng đi lên từ 89,3 USD năm 2016 tới mức 91,8 USD. Trong đó, giá phòng khu vực miền Trung và miền Bắc đều tăng ấn tượng, lần lượt ở mức 5,7% và 4,4%.
Những con số lạc quan này đã thúc đẩy làn sóng đầu tư BĐS nghỉ dưỡng càng trở nên sôi động, trong đó phân khúc khách sạn mini được đánh giá là một miếng bánh hấp dẫn, khi sở hữu hàng loạt lợi thế về tăng giá đất nền, khả năng tối ưu công năng theo nhu cầu cũng như sự chủ động trong tiến độ xây dựng và khai thác sản phẩm.
Là một trong những thị trường du lịch nổi tiếng nhất tại Bắc Trung Bộ, thành phố biển Sầm Sơn được giới chuyên gia đánh giá là khu vực lý tưởng cho những tín đồ của phân khúc đầu tư đặc biệt này.
Vì sao Sầm Sơn - Thanh Hoá là "đất vàng" cho mini hotel?
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn đứng thứ 5, và dân số lớn thứ 3 ở Việt Nam, theo điều tra dân số từ 2015. Với ưu thế sở hữu đường bờ biển dài và đẹp, Thanh Hóa cũng là một trong những đô thị biển lớn nhất cả nước, đón tiếp khoảng 6 - 7 triệu lượt khách mỗi năm.
Kết thúc năm 2017, tính chung trên cả nước, Thanh Hóa xếp thứ 8 về thu hút lượt khách, đứng thứ 11 về tổng thu du lịch và thứ 6 về số lượng cơ sở lưu trú du lịch.
Đây là những con số biết nói về du lịch Sầm Sơn. Theo giới chuyên gia, kết quả tăng trưởng du lịch này không đến một cách tự nhiên mà bắt nguồn từ hàng loạt các thay đổi về chính sách, quy hoạch cũng như sự đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp. Trong 3 năm gần đây, sự thay đổi về chất lượng dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng đã khoác lên màu áo mới cho hệ thống du lịch thành phố biển Sầm Sơn, đưa Sầm Sơn trở thành điểm đến du khách hàng đầu tại khu vực miền Bắc cũng như Bắc Trung Bộ.
Tốc độ tăng trưởng du lịch ở mức hai con số đã kéo theo nhu cầu lưu trú tăng mạnh. Số lượng khách sạn từ 3 sao trở lên được xây dựng mới và tu sửa lại đang tăng đột biến ở các tuyến đường ven biển Sầm Sơn như đường Hồ Xuân Hương hay đoạn đường phía Nam sông Mã, nhưng vẫn không đáp ứng hết nhu cầu.
Anh Nguyễn Đình Thành, một nhà đầu tư Hà Nội cho biết, khu vực Sầm Sơn – Thanh Hóa đang là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn đầu tư, kinh doanh trong phân khúc khách sạn mini.
“Nhiều người hay nói về khách quốc tế nhưng với các nhà đầu tư khách sạn mini như tôi, chính số khách nội địa dồi dào lên tới 73 triệu trong năm 2017 mới là yếu tố then chốt cho khả năng sinh lời. Chỉ trong 5 năm, số khách nội địa của chúng ta đã tăng gấp hai lần. Và tại những thành phố biển nhiều tiềm năng như Sầm Sơn, mức tăng trưởng này sẽ càng khả quan hơn trong tương lai”, anh Thành cho biết.
Cũng theo nhà đầu tư này, một nguyên nhân khác khiến Sầm Sơn đang “nóng” trong phân khúc khách sạn mini là nhờ tăng trưởng khả quan của giá đất nền. Giai đoạn từ năm 2010 – 2014, giá bất động sản tại nhiều khu vực ven biển Sầm Sơn chỉ khoảng 10 triệu/m2. Nhưng đến giai đoạn 2015 trở đi, thị trường bất động sản khởi sắc do các dự án nghỉ dưỡng lớn đầu tư đã khiến giá đất nền ven biển tăng nhanh lên tới vài chục triệu/m2, có nơi còn đạt ngưỡng gần 100 triệu/m2.
“Vừa thu lời từ kinh doanh du lịch, vừa có thể yên tâm khi tài sản được đảm bảo và ngày càng tăng dần theo thời gian là hai yếu tố mang về lợi thế đặc biệt cho khách sạn mini. Chỉ cần đảm bảo quản lý tốt, theo ước tính sơ bộ, lợi nhuận kinh doanh dòng sản phẩm này ngay từ năm đầu tiên có thể vượt 10%”, anh Thành khẳng định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh