Nông dân đón đầu cơ hội từ EVFTA
Xuất khẩu cà phê đạt 1,8 tỷ USD, chờ 'bứt tốc' ở thị trường Mỹ, EU / Kinh tế ban đêm - Trợ lực mới giúp Việt Nam phục hồi sau Covid-19
Không chỉ các doanh nghiệp mà thậm chí những người nông dân cũng nhanh chóng nắm bắt được cơ hội từ EVFTA mang lại. Thay đổi tư duy sản xuất, "học luật chơi" để đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí mà châu Âu yêu cầu, không ít các hợp tác xã đã bước được những bước chân đầu tiên vào thị trường khó tính nhất nhì của thế giới.
Tại HTX chè an toàn Khe Cốc, xã Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, bà con nông dân đang thu hoạch chè để chuẩn bị cho lô hàng xuất khẩu đầu tiên sang châu Âu.
Ảnh minh hoạ.
Năm ngoái, HTX chè Khe Cốc đã ký được hợp đồng với 1 doanh nghiệp tại Ba Lan để xuất khẩu chè. Trước đó, để chuẩn bị cho việc xuất khẩu, toàn bộ 40ha chè này đều được trồng tiêu tiêu chuẩn hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, chỉ sử dụng chế phẩm sinh học. Toàn bộ kỹ thuật đều được các kỹ sư từ trường Đại học Nông Lâm về hướng dẫn.
Để xuất khẩu được sang châu Âu, sản phẩm chè ngoài đảm bảo về tiêu chí truy xuất nguồn gốc, chất lượng thì còn phải đảm bảo được các tiêu chí khác như môi trường, an sinh xã hội, đặc biệt là tiêu chí về lao động. Tại HTX chè an toàn Khe Cốc toàn bộ lao động đều là bà con sinh sống tại đây và hàng năm đều có nguồn thu nhập ổn định từ chè.
Ông Nguyễn Văn Tỵ, xóm Tân Thái, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, Thái Nguyên, cho biết: "Gia đình tôi hàng năm thu nhập từ chè bình quân là từ 7-8 triệu đồng/tháng".
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.
EVFTA có hiệu lực, hơn 90% các dòng thuế liên quan đến nông sản vào EU sẽ được giảm theo lộ trình. Để không tuột mất cơ hội, không ít những hợp tác xã, những người nông dân đã chủ động thay đổi tư duy, hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững để tiếp cận được chiếc chìa khóa mở cửa thị trường châu Âu.
Ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, nói: "Tôi đánh giá cao tính năng động và thích ứng nhanh của nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam. Họ nắm bắt được thông tin về hiệp định rất nhanh và đã thay đổi ngay phương thức sản xuất, nhanh chóng nắm bắt cơ hội mà các hiệp định thương mại và đầu tư mang lại".
Hiện các sản phẩm nông sản Việt chỉ chiếm khoảng 2% giá trị nông nghiệp nhập khẩu của Châu Âu. Do vậy, cơ hội để tiếp cận thị trường tiềm năng này vẫn còn rất rộng mở cho những người nông dân Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương