Nông sản "kêu cứu" mùa dịch
Đất nông nghiệp tại TP Phú Quốc sẽ được tách thửa từ 26/8 / Sẵn sàng nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm cho TP Hồ Chí Minh và Bình Dương
Nhưng thời điểm hiện tại, người thu hoạch thì không có vì đang giãn cách. Thương lái đã ngưng thu mua, phương tiện vận chuyển giảm/ dẫn đến giá bán trái cây đang thấp kỷ lục.
Thống kê cho thấy, từ giờ đến cuối năm, tổng sản lượng trái cây ở khu vực Nam bộ cần được tiêu thụ khoảng 1,75 triệu tấn và khoảng 1,5 triệu tấn rau củ.
Trong đó có thể kể đến, thanh long 35 nghìn tấn, xoài 35 nghìn tấn, chuối 50 nghìn tấn, cam 55 nghìn tấn, bưởi 40 nghìn tấn, nhãn 18,5 nghìn tấn, mít 25,3 nghìn tấn.
Khi mà 65 - 70% nông sản tiêu dùng trong nước được dùng chủ yếu ở các bếp ăn công trường, nhà máy, khu công nghiệp... nhưng thời điểm này lại dừng hoạt động hoặc giảm công suất. Điều này đã hưởng mạnh đến tiêu thụ hàng hóa nông sản trong nước.
Nông dân huyện Giang Thành (Kiên Giang) thu hoạch dưa lê (Ảnh: TTXVN)
Để tháo gỡ đầu ra cho nông sản, Bộ NN&PTNT cho biết, đang đề nghị các địa phương tăng cường vai trò của các hợp tác xã (HTX), kết nối cung cầu các mặt hàng nông sản với các đầu mối tiêu thụ trong nước.
Vào ngày 20/8, hơn 1.200 đầu mối cung cấp nông sản gồm các hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp, chợ đầu mối được kết nối để hỗ trợ cung ứng và tiêu thụ nông sản cho bà con trong khu vực.
"Trung bình mỗi ngày, các đầu mối của Tổ công tác tiêu thụ khoảng 1.000 tấn rau củ quả, trái cây cho bà con nông dân. Đây không phải là con số lớn trong tổng số nông sản tiêu thụ, song đây có thể là xem là một kênh trực tiếp tham gia tiêu thụ cho bà con nông dân tại ĐBSCL cũng như Đông Nam Bộ",ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.
Thường thì khi trái cây tươi khó tiêu thụ thì chúng ta đẩy mạnh sang khâu cấp đông và chế biến. Nhưng với tình hình hiện nay các nhà máy cũng đang rất khó khăn để duy trì sản xuất. Thậm chí nhiều trường hợp không đáp ứng được yêu cầu sản xuất "3 tại chỗ" an toàn phải đóng cửa.
Theo ông Tùng, đây là một vấn đề hết sức khó khăn không chỉ với trái cây mà còn với cả thuỷ sản. Nhưng với trái cây thì vấn đề nan giải hơn rất nhiều, khi nhiều nhà máy chế biến giảm công suất, các khâu để tồn trữ bảo quản cũng chư đạt yêu cầu.
"Nếu chúng ta neo trái cây trên cây cũng chỉ được 5 - 7 ngày, khi hái xuống cũng không thể lưu trữ được lâu. Tại một số địa phương, họ đẩy mạnh tăng cường tiêu thụ trong địa bàn nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tình thế",ông Lê Thanh Tùng cho biết.
Tại Cần Thơ - thủ phủ miền Tây Nam Bộ, là điểm trung chuyển lớn của cả nước. Bình thường có khoảng 15.000 -16.000 xe đi trên địa bàn.
Trong điều kiện hiện nay, có trên 3000 điểm giao nhận hàng hóa trong trung tâm thành phố. Những ngày trước, địa phương đã yêu cầu doanh nghiệp vận tải, chủ phương tiện có nhu cầu đi qua trung tâm thành phố đăng ký trước. Hàng hóa bốc, dỡ tại địa bàn thành phố sẽ tổ chức 12 điểm trong chuyển tại các cửa ngõ. Ngay trong chiều qua (26/8), Bộ GTVT đã yêu cầu dỡ bỏ ngay quy định này để giải tỏa ách tắc.
"Luồng xanh" đường thuỷ
Khu vực ĐBSCL với lợi thế nhiều kênh rạch, giao thông đường thủy phát triển nên lúc này, song song với đường bộ thì vận hành một cơ chế/ để tạo luồng xanh đường thủy là một đòi hỏi cấp thiết và đang được các tỉnh triển khai.
Tỉnh Hậu Giang, do khó khăn đi lại nên lúa hè thu chưa thu hoạch còn nhiều. Ngoài huy động các HTX, địa phương còn liên kết với 20 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tập trung thu mua hết lúa cho nông dân. Trên cơ sở thống nhất cơ chế quản lý phương tiện xanh, con người xanh, địa phương đã mở "luồng xanh" đường thủy và có hướng dẫn các điều kiện cho ghe thuyền ngoài tỉnh.
"Luồng xanh" đường thuỷ đang được xem là giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ tiêu thụ nông sản
Sau cuộc hop trực tuyến mới đây, các bộ ngành và 19 tỉnh ĐBSCL đã thống nhất bố trí các điểm test nhanh COVID-19 tại các cảng hoặc các chốt đường sông, công bố số điện thoại và thông báo cho các tài công biết. Với "xã đỏ", "ấp đỏ" do có người nhiễm COVID-19, địa phương tổ chức thu hoạch nông sản, bố trí điểm tập kết nông sản để các phương tiện vận tải đến bốc xếp và vận chuyển nhanh.
Cùng với hệ thống đường thủy, việc đưa tàu cao tốc, tàu hải quân vào vận chuyển nông sản từ các tỉnh ĐBSCL về TP Hồ Chí Minh trong những ngày qua đã góp phần tiêu thụ một lượng lớn nông sản
"Các anh em ở Hải quân Vùng 2 đã rất là nhiệt tâm và hỗ trợ chúng tôi, tạo mọi điều kiện để chúng tôi chuyển hàng từ Đ về",Tổng giám đốc Công ty Vinafirst - bà Lê Thị Mỹ Châu cho biết.
TP Hồ Chí Minh là địa điểm trả hàng hóa và điểm gom hàng là những bến cảng nội địa tại các tỉnh xuất phát từ Long An đến Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long… Với việc quản lý dich bệnh trên cơ sở minh bạch điểm đi, điểm đến, lượng nông sản qua đường thủy dự kiến sẽ đạt gần 10.000 tấn trong những ngày tới.
Việc thu hoạch và tiêu thụ nông sản phải nhanh chóng vì đang mùa mưa hạt thóc dễ nảy mầm, trái cây dễ hư hỏng. Tương tự, tôm, cá tra cũng không để được dưới ao lâu vì sẽ quá lứa. Kéo theo không thể xuống giống vụ mới, thiếu hụt cho cả vụ sau... Việc thống nhất một bộ quy tắc chung là cần thiết, tránh những phát sinh không cần thiết, gây khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp và người dân. Tránh tạo ra cát cứ, ách tắc trong phân phối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo