Nông sản Việt đang có cơ hội lớn gia tăng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ
Hơn 1.600 mã nông sản, thực phẩm Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc / Cải thiện môi trường kinh doanh: Kỳ vọng ở gói giải pháp “phi tài chính”
Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có trên 5 triệu Việt kiều sinh sống và làm việc tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay, đã có khoảng 3.500 dự án, doanh nghiệp do kiều bào thành lập hoặc góp vốn tại Việt Nam với với tổng số vốn đăng ký lên đến 11 tỷ USD, trong đó có rất nhiều kiều bào đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản liên tục tăng cao từ 4,2 tỷ USD năm 2.000 tăng lên 48,6 tỷ USD vào năm 2021. Việt Nam hiện có 6 nhóm mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD gồm và 10 mặt hàng nông lâm thủy sản có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
Chia sẻ những kinh nghiệm để đưa nông sản vào thị trường Hoa Kỳ và cách thức hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước về tiếp cận thị trường này, tại Diễn đàn Kết nối Doanh nghiệp kiều bào, Thúc đẩy Thương mại và Đầu tư ngành Nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Bộ Ngoại giao tổ chức vào tối 14/2, bà Jolie Nguyễn, CEO Công ty LNS US LLC - Hoa Kỳ, cho biết xứ cờ hoa là một thị trường khổng lồ với 333 triệu dân.
Theo bà Jolie Nguyễn, thị trường Hoa Kỳ có tiêu chuẩn cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn lâu dài, bài bản, đặt cam kết chất lượng lên hàng đầu.
Thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi chất lượng, tiêu chuẩn dành cho sản phẩm nhập khẩu cao, thực phẩm và dược phẩm đều được kiểm soát bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Thị trường này cũng có tính nhất quán trong các sản phẩm và là một sân chơi lớn với tính chất cạnh tranh cao, công bằng.
“Việc Trung Quốc đang dần bị loại ra khỏi thị trường Hoa Kỳ là cơ hội lớn cho Việt Nam do sức mua của thị trường Hoa Kỳ đang rất lớn, giá cả đang có xu hướng tăng. Ngoài ra nhu cầu và tập quán tiêu dùng đa dạng, môi trường và chính sách rất thuận lợi”, bà Jolie Nguyễn nhận định.
Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch 100 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng với nhóm hàng nông sản, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch gần 11,9 tỷ USD, chiếm 27,5% thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua các thị trường.
Bà Jolie Nguyễn cũng cho rằng tuy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông sản nhiệt đới từ Việt Nam ngày càng gia tăng, nhưng thị trường Hoa Kỳ có tiêu chuẩn cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn lâu dài, bài bản, đặt cam kết chất lượng lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, trong nhóm nông sản, những nhóm hàng tiềm năng như đồ gỗ, thủy sản, nhóm gạo, cà phê, rau quả vẫn còn khiêm tốn, do đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội và nên tận dụng để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Chia sẻ về những thách thức trong việc xuất khẩu nông sản vào thị trường Hoa Kỳ, bà Jolie Nguyễn cho biết Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ Thái Lan, Đài Loan, Mexico… Thị trường nông sản của Hoa Kỳ cũng rất mạnh dù chỉ có 17% người dân làm nông nghiệp. Nền nông nghiệp Hoa Kỳ được áp dụng công nghệ cao, cải tiến làm giảm số lượng lao động trực tiếp nhưng tăng chất lượng và sản lượng. Việt Nam hiện đang gặp khó khăn trong việc bảo quản suốt quá trình vận chuyển vì địa lý xa, không giữ được chất lượng nguyên vẹn ban đầu, đặc biệt là mặt hàng tươi không giữ được độ tươi lâu và bị giảm chất lượng.
Từ đó, bà Jolie Nguyễn cũng cho rằng các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ luật tiểu bang, liên bang và các quy định riêng của ngành tại thị trường Hoa Kỳ. Trước khi bước vào thị trường mới, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật đầy đủ, đặc biệt thị trường ngách, định vị mình và đánh giá đúng tiềm năng sản phẩm của mình trên thị trường để ổn định.
“Nếu không thể tự mình phát triển thị trường với thương hiệu riêng, các doanh nghiệp có thể tham gia vào một hệ thống phân phối có sẵn, theo quy chuẩn của nhà phân phối. Đồng thời, tìm hiểu các đối tác chiến lược, các thỏa thuận, hiệp định quốc gia cho các dòng sản phẩm để nhận ưu đãi thuế quan và thủ tục”, bà Jolie Nguyễn nói.
Ngoài ra, các đơn vị cần giám sát truy xuất nguồn gốc rõ ràng minh bạch, tuân thủ các quy định về nhãn mác, bao bì, vệ sinh ATTP theo quy định. Phải kiểm soát tốt các tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật nhằm đáp ứng tốt sự hài lòng và nhu cầu cho khách hàng bằng việc theo dõi quy trình chất lượng, bao bì, hình thức và đồng đều, ổn định chất lượng tại phân khúc mình đã chọn, bà Jolie Nguyễn chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục biến động
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới