Phân bón sản xuất theo "công nghệ cuốc xẻng" vẫn làm loạn thị trường
DNVN - Để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến phân bón hiện đại cần hàng triệu, hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế có những cơ sở chỉ cần bỏ ra vài chục triệu đồng, thậm chí nhiều nơi chỉ cần vài cây cuốc, xẻng, máy trộn bê tông là có thể cho ra đời xưởng chế biến phân bón.
Cần xây dựng mô hình Trung tâm quản lý rủi ro liên ngành để cải thiện môi trường kinh doanh / Điện gió ngoài khơi: Triển khai ngay mới đạt mốc quy hoạch
Những chiêu bài tinh vi
Tình trạng phân bón giả, kém chất lượng diễn ra trong nhiều năm qua, gây bức xúc cho người nông dân nhưng hiện vấn nạn này vẫn đang lộng hành, đẩy người nông dân vào tình trạng tay trắng, mất mùa, tốn nhiều tiền của và công sức.
Tại đối thoại chuyên đề "Phân bón giả - Tác hại thật" do VnEconomy tổ chức ngày 13/6, ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vấn nạn này đang được cả xã hội và người dân quan tâm. Việc kiểm tra phân bón giả thời gian qua có gặp một số khó khăn, tồn tại do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Việc sản xuất phân bón giả, kém chất lượng đem lại siêu lợi nhuận, đem lại giá trị lợi ích kinh tế rất lớn cho đối tượng có hành vi vi phạm. Do đó, các đối tượng có hành vi, mong muốn tột cùng.
Các thủ đoạn, hành vi làm giả phân bón ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng tổ chức sản xuất tại các vùng sâu, vùng xa nhằm che mắt cơ quan chức năng, giảm thiểu hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Những đối tượng này dựa vào niềm tin của người dân đối với mặt hàng phải thường xuyên sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để họ đánh vào niềm tin đó, để có thể kinh doanh buôn bán sản phẩm không đảm bảo.
Hơn thế, họ còn sử dụng các hình thức, chiêu bài tinh vi như bán kèm, khuyến mại, quà tặng hoặc thậm chí là lời hứa, khuyến nghị cho người dân tin tưởng vào sản phẩm kém chất lượng. Do vậy, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn xảy ra.
Nông dân và doanh nghiệp chân chính chịu thiệt
Ở góc nhìn khác, bà Bùi Thị Thanh Giang - Phó Ban Kế hoạch Kinh doanh - Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam cho biết tình trạng nhiều cơ sở sản xuất chỉ cần vài cây cuốc, xẻng, máy trộn bê tông là có thể cho ra đời xưởng chế biến phân bón. Việc tồn tại cơ sở sản xuất phân bón theo công nghệ "cuốc xẻng" thực ra chủ yếu diễn ra đối với phân bón NPK - loại dễ làm giả cho các đơn vị sản xuất thô sơ.
Tình trạng làm giả, làm nhái sản phẩm phân bón diễn ra tràn lan. Bên cạnh những doanh nghiệp (DN) lớn có uy tín và đã xây dựng được thương hiệu đối với người nông dân, thì các đơn vị nhỏ mặc dù đầu tư rất ít, chi phí rất thấp, hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng họ nhập nhèm trong việc công bố thông tin trên sản phẩm.
Ví dụ, trong thông tin đăng ký, họ ghi sản phẩm NPK chất lượng cao, nhưng thực ra thông tin về chất lượng sản phẩm lại ghi rất nhỏ - điều người nông dân thường không để ý. Thay vào đó, nông dân chỉ để ý sản phẩm này giống với sản phẩm chất lượng hay mua. Những sản phẩm này được bán với mức giá bằng với sản phẩm có uy tín nên những đơn vị sản xuất lãi rất cao.
Tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn đang lộng hành.
Ít đầu tư vào chất lượng, nhưng họ đầu tư vào mẫu mã bao bì, thậm chí họ có thể làm nhái tương tự sản phẩm có thương hiệu, uy tín. Người nông dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa không có thông tin để nhận biết, nhận thức hạn chế, sản xuất manh mún nên chịu thiệt.
Đơn vị sản xuất đã "đánh" vào suy nghĩ của người dân thích đồ rẻ. Người nông dân "một nắng hai sương", tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó nên họ sẵn sàng mua những sản phẩm rẻ tiền. Trong khi đó, không phải sử dụng sản phẩm là biết ngay được chất lượng, phải trải qua quá trình canh tác người nông dân mới biết phân bón kém chất lượng.
Là DN sản xuất phân bón, ông Lê Tiến Hùng - Giám đốc Marketing Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) cho biết, có những sản phẩm tỷ lệ bị làm giả lên đến 80%, nghĩa là hàng thật chỉ có 20%. Điều này gây thiệt hại kinh tế rất lớn, làm xói mòn niềm tin cũng như ảnh hưởng lâu dài đến các ngành sản xuất phân bón, vật tư cho nông nghiệp.
Với những DN mất công gây dựng thương hiệu trên thị trường nếu bị làm nhái sẽ ảnh hưởng đầu tiên đến thương hiệu, đồng thời, làm hoạt động tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của DN sụt giảm. Nhưng thiệt hại lớn nhất là niềm tin của người nông dân đối với các nhà sản xuất lớn.
Về mặt tài chính và thương hiệu của DN cũng bị thiệt hại. Khi đầu vào chất lượng phân bón bị làm giả thì năng suất sẽ thấp, chất lượng đầu ra thấp, từ đó tính cạnh tranh của sản phẩm sẽ yếu đi.
Cần đẩy mạnh chuyển đổi số
Đưa ra giải pháp căn cơ, ông Lê Tiến Hùng cho rằng cần rà soát lại các văn bản pháp lý, hành lang pháp luật để giúp cho các bộ, ngành chức năng thực thi được nhiệm vụ, vì thực tế các chế tài xử lý hiện nay còn quá yếu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để DN, người nông dân tiếp cận tốt hơn.
Bà Bùi Thị Thanh Giang kiến nghị, về cơ chế chính sách, cần tạo điều kiện cho các DN sản xuất phân bón trong nước phát triển. Chính sách thuế đối với phân bón phải linh hoạt và phù hợp với năng lực sản xuất của phân bón và nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Đối với các cơ quan quản lý, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón; rà soát chặt chẽ khi cấp phép cho một đơn vị sản xuất và kinh doanh phân bón, xem xét đến quy hoạch ngành cũng như các điều kiện đáp ứng yêu cầu.
Các DN sản xuất phân bón cần phải chủ động bảo vệ mình bằng cách đăng ký bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu sản phẩm do mình sản xuất. Liên kết chặt chẽ với hệ thống khách hàng, đại lý, tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện ra các loại phân bón giả, phân bón kém chất lượng và có biện pháp xử lý.
Bà con nông dân cần tự trang bị kiến thức cho mình để biết cách sử dụng phân bón có hiệu quả và biết phân biệt phân bón thật, giả, kém chất lượng để thành người tiêu dùng thông thái.
Ở góc độ cơ quan quản lý, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh việc chính quyền địa phương cần phối hợp với công ty công nghệ đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng các cơ sở dữ liệu giúp lực lượng chức năng, người dân, DN nhận diện được sản phẩm.
Cục Bảo vệ thực vật đã đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đưa vào đề án chuyển đổi số của Bộ. Đây là một trong những giải pháp rất hữu ích, giúp xã hội, người dân nhận biết sản phẩm, giảm thiểu việc sử dụng, giảm động cơ sản xuất phân bón giả, kém chất lượng.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam
Cột tin quảng cáo