Phân tích

3/11 chỉ tiêu kinh tế 9 tháng giảm về âm, dự báo GDP vẫn có thể đạt 3,5-4%

DNVN - GDP quý III suy sâu nghiêm trọng, nhưng theo một số chuyên gia kinh tế đầu ngành, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 vẫn có thể đạt được 3,5-4% theo dự báo.

Cục Hàng không "tuýt còi" các hãng bán vé máy bay nội địa / VN-Index hồi phục, cổ phiếu họ dầu khí tăng trần

Sức bật kỳ vọng từ khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ

Tổng cục Thống kê (TCTK) vừa công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2021.

Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Tính chung 9 tháng năm 2021, GDP chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.

Đáng chú ý, trong sự suy giảm nghiêm trọng, khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ giảm rất sâu, lần lượt ở các mức giảm 5,02% và giảm 9,28%. COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn tại các tỉnh, thành phố "đầu tàu" về sản xuất công nghiệp của cả nước như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ....

3 trong số 11 chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu 9 tháng năm 2021 bị suy giảm về âm, bao gồm: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: – 7,1%; Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện: – 6,9%; Khách quốc tế đến Việt Nam: – 97,0%.

Cho dù GDP quý III giảm sâu hơn nhiều so với dự báo đầu tháng 9 nhưng đây cũng là con số không gây ngạc nhiên trước tác động từ khi dịch bệnh phức tạp, các biện pháp phong toả, giãn cách xã hội thực thi quyết liệt tại 25 tỉnh, thành phố, trong đó gồm cả hai đầu tàu kinh tế lớn cả nước là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Chuyên gia tài chính - ngân hàng, Tiến sĩ Cấn Văn Lực nhận định: Quý III là quý khó khăn nhất của nền kinh tế, nhưng chúng ta phải chấp nhận do dịch bệnh ảnh hưởng, tác động trực diện tới các ngành sản xuất, dịch vụ khiến mức tăng trưởng âm. Sự suy giảm này cũng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. Mặc dù tiêm chủng vaccine COVID-19 được nhiều nước trên thế giới triển khai mạnh mẽ nhưng nguy cơ phục hồi của kinh tế thế giới vẫn mong manh, việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu còn hiện hữu, ảnh hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Đánh giá về chỉ số CPI 9 tháng bình quân tăng 1,82% so với cùng kỳ, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, con số này cũng phù hợp với sức cầu yếu của nền kinh tế, với chính sách giảm giá dịch vụ của Nhà nước và với vòng quay tiền chậm.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực dự báo lạm phát bình quân cả năm sẽ chỉ xoay quanh mức tăng 2,5%, cũng là mức thấp nhất trong 10 năm qua (trừ năm 2015 chỉ tăng 0,63%). Đây cũng là thành công đáng ghi nhận của Việt Nam trong bối cảnh áp lực lạm phát và giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thế giới tăng nhanh.

“Rõ ràng là phải nỗ lực rất nhiều, rất quyết liệt và đặc biệt là mở của nền kinh tế phù hợp. Tôi cho rằng mục tiêu kép và an sinh xã hội trong bối cảnh mới với mức tăng trưởng như vậy vẫn có thể đạt được nếu như chúng ta có những điều chỉnh phương thức, chiến lược phòng chống dịch phù hợp hơn vì tiềm lực và sức bật (nhất là khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ) là rất lớn, vốn dĩ bị kìm nén lâu nay…”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực kỳ vọng.

Nhận dạng các động lực mới và hướng sang chính sách tài khóa nhiều hơn

Trước tình hình GDP quý III suy giảm nghiêm trọng, tại Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế xã hội do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vừa tổ chức, các chuyên gia kinh tế đầu ngành đồng quan điểm Việt Nam cần thống nhất thay đổi mô hình phòng chống dịch bệnh phù hợp hơn, hiệu quả hơn, cũng như mô hình sản xuất – kinh doanh linh hoạt, an toàn trong điều kiện mới.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright khuyến nghị cần 1 khung chiến lược phát triển mới, nhận dạng được các động lực mới: “Rõ ràng là phải nỗ lực rất nhiều, rất quyết liệt và đặc biệt là mở của nền kinh tế phù hợp. Tôi cho rằng mục tiêu kép và an sinh xã hội trong bối cảnh mới với mức tăng trưởng như vậy vẫn có thể đạt được nếu như chúng ta có những điều chỉnh phương thức, chiến lược phòng chống dịch phù hợp hơn”.

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Quốc hội, Chính phủ đưa ra nghị quyết thì cần cố gắng đưa ra giải pháp, thay vì phân cấp việc đưa ra giải pháp cho các bộ, ngành theo thời hạn như hiện nay.

Còn Tiến sĩ Cấn Văn Lực nhấn mạnh, kịch bản phục hồi kinh tế của Chính phủ cần được coi là “khung” chung thống nhất để các địa phương thực thi, tránh “mỗi địa phương một phương án, một kế hoạch” thì chiến lược sẽ khó đạt kết quả.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực.

Phát biểu trước Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) Jacques Morisset cho rằng, Việt Nam cần quản lý di chuyển thông minh hơn; có chương trình trợ giúp xã hội hiệu quả hơn để giảm bớt gánh nặng về kinh tế.

Việt Nam cần hướng sang chính sách tài khóa nhiều hơn và thực hiện chính sách tiền tệ ít hơn, bởi vì, chính sách tiền tệ chỉ hỗ trợ tạm thời cho doanh nghiệp, tương đối kém hiệu quả vì lãi suất thực rất thấp và có thể làm tăng rủi ro tài chính do nợ xấu tăng cao, thiếu minh bạch trong gói giải cứu.

chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) Jacques Morisset .

Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) Jacques Morisset .

 

Nhấn mạnh yếu tố hỗ trợ tiền mặt cho đối tượng yếu thế sẽ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, ông Terence Jones, quyền Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam cho rằng giải pháp này sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế.

Chính phủ có thể triển khai ngay gói hỗ trợ tiền mặt quy mô khoảng 5% GDP một quý (khoảng 77.000 tỷ đồng) và giải ngân ngay trong 3 tháng cuối năm nay. Số tiền này sẽ tạo ra “hiệu ứng cấp số nhân” tới việc gia tăng tiêu dùng và tổng sản lượng kinh tế.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm