Việt Nam có thể phục hồi tăng trưởng 6,5 đến 7% trong năm 2022
Thừa Thiên Huế: Nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch được hoạt động trở lại / Cục Hàng không "tuýt còi" các hãng bán vé máy bay nội địa
Các tổ chức quốc tài chính quốc tế dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam gặp khó khăn, nhưng tin tưởng vào triển vọng dài hạn. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, WB lưu ý, dù các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang trên đà phục hồi, nhưng quá trình vẫn tiềm ẩn bất định liên quan đến sự xuất hiện của biến chủng COVID-19 mới và tiến độ tiêm vaccine chưa đồng đều trên toàn cầu. Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng tăng từ các quốc gia có các hoạt động sản xuất đang bật dậy mạnh mẽ hơn.
Do đó, quá trình phục hồi cũng sẽ được hỗ trợ bằng chiến dịch tiêm chủng diện rộng giúp 70% dân số trưởng thành được tiêm vaccine vào giữa năm 2022, giúp ngăn ngừa các đợt dịch nghiêm trọng mới.
WB dự báo, trong thời gian còn lại của năm 2021, chính sách tiền tệ được kỳ vọng vẫn sẽ là nới lỏng thông qua triển khai thực hiện một số công cụ, trong đó cho phép doanh nghiệp được gia hạn thời hạn trả nợ. Chính sách tài khóa sẽ mang tính hỗ trợ hơn thông qua đẩy nhanh triển khai thực hiện các dự án đầu tư công, đặc biệt sau khi gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại. WB cũng quan tâm đến việc sau gói hỗ trợ đảm bảo xã hội đợt hai, Chính phủ đang sẵn sàng triển khai một gói hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp.
“Với dư địa tài khóa hiện có, Việt Nam cần tiếp tục triển khai các nguồn lực để giảm thiểu tác động xã hội bất lợi và phòng ngừa những rủi ro tiêu cực đối với tăng trưởng. Trong thời gian tới, Việt Nam cần theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh và số hóa nhằm nâng cao khả năng chống chịu và tính bền vững của nền kinh tế”, WB khuyến nghị.
Trong Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 9/2021 mới đây, WB đưa ra nhận định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam cho thấy lòng tin vào nền kinh tế vẫn được duy trì. Nhà đầu tư FDI vẫn tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vì nhiều lý do. Theo chuyên gia WB, lý do là nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia tăng trưởng tốt (năm 2020 là 2,9%) khi phần lớn các quốc gia khác suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Đó là dấu hiệu của khả năng phục hồi, cho thấy các nền tảng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam là vững chắc.
BàDorsati Mandani, Chuyên gia kinh tế cao cấp WB tại Việt Nam đánh giá, bất chấp những thách thức trong quý III/2021, khi nhìn vào dòng vốn FDI trong tháng 8, WB vẫn thấy cam kết của các nhà đầu tư tăng lên. Trên thực tế, trong 8 tháng đầu 2021, tổng vốn FDI cam kết đạt 14 tỷ USD, chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi vốn đầu tư giải ngân đạt 11,7 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. “Đó là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư quốc tế vẫn kỳ vọng phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam”, chuyên gia WB nhận xét.
Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đưa ra dự báo: Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022.
Tuy nhiên, ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam vẫn tin rằng, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu dịch COVID-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý II/2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng. Vì vậy, ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn. Tăng trưởng có thể được hỗ trợ bởi sự phục hồi của cầu nội địa, của việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới và sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông