Phó Chủ tịch USIS Group: Hậu Covid-19 là thời điểm để các chủ DN có thể thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chơi
Tiến sĩ Trần Đình Thiên: Nên tập trung nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp, tạo ra một hệ thống mới thời hậu Covid-19 / Những điểm nghẽn cần khơi thông hậu Covid-19
Hiện tại khi dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát ở Việt Nam thì một trong những vấn đề đang được rất nhiều các chủ doanh nghiệp quan tâm đó là làm thế nào để doanh nghiệp (DN) của mình có thể tái khởi động trở lại và phát triển được sau những tàn phá kinh hoàng mà Covid-19 gây ra.
Mới đây, trong một cuộc hội thảo với chủ đề “Tái khởi động SMEs hậu khủng hoảng” Chuyên gia – Doanh nhân Lê Phụng Hào – Phó Chủ tịch USIS Group, Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ CEO Chìa khóa thành công với tư cách là một DN đầu tư đã đưa ra những nhận định khách quan về các xu hướng đang tác động lên thị trường Việt Nam cũng như xu hướng dịch chuyển của các nhà đầu tư trong giai đoạn sắp tới.
Đứng trên góc độ của DN theo ông Hào đợt khủng hoàng lần này đã có những tác động vô cùng lớn vì những diễn biến của nó đều nằm ngoài sự dự báo của các DN. “Lần đầu tiên diễn ra một cuộc khủng hoảng không phải bắt nguồn từ kinh tế mà từ dịch bệnh và lan ra phạm vi toàn thế giới làm cho các DN dù đã có chuẩn bị những kịch bản để đối phó những vẫn gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục và tái khởi động trong giai đoạn khủng hoảng”.
Chuyên gia – Doanh nhân Lê Phụng Hào – Phó Chủ tịch USIS Group, Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ CEO Chìa khóa thành công.
Trong đó nhiều DN có những hoạt động liên quan đến thị trường thế giới như xuất nhập khẩu thì hiện đang chịu tác động hết sức nặng nề còn những DN phục vụ thị trường trong nước và có nguồn nguyên liệu trong nước thì ít bị ảnh hưởng hơn. Ngành bán lẻ cũng bắt đầu khôi phục trở lại nhưng mức tăng trưởng không bằng năm trước chỉ đạt 3-5% trong khi mức tăng trưởng năm 2019 là 8-18%.
Phó Chủ tịch USIS Group cũng nhận định “Sau dịch các hoạt động kinh doanh có khôi phục trở lại nhưng các chỉ số vẫn còn thấp so với cùng kỳ. Xu hướng thu hẹp sản xuất vẫn tiếp diễn. Vì đây là đại dịch toàn cầu nên chừng nào chưa có vắc xin để xử lý triệt để được dịch bệnh này thì bóng ma của cuộc khủng hoảng vẫn còn lơ lửng. Nếu dịch bùng phát lần thứ 2, giãn cách xã hội tiếp tục thì tình hình sẽ còn tồi tệ và ảnh hưởng tiêu cực hơn rất nhiều”.
“Đây là thời điểm DN chắc chắn phải tái khởi động, phải có kịch bản chi tiết để bảo vệ nguồn lực và sẵn sàng ứng phó linh hoạt với các tình huống thay đổi không báo trước của dịch bệnh trên phạm vi Việt Nam và thế giới”, ông Hào nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Lê Phụng Hào cũng cho rằng trong những giai đoạn khó khăn như hiện tại để DN có thể vực dậy và phát triển được theo ông quan trọng nhất là tư duy chiến lược của chủ DN.
Các chủ DN cần phải biết môi trường kinh doanh vĩ mô của ngành và vị thể của mình như thế nào để có những định hướng phát triển và thay đổi vị thế của mình. Giai đoạn này nếu các DN nhỏ tận dụng tốt được thời cơ thì rất có thể sẽ có những bước phát triển thần kỳ. Còn các DN lớn nếu như chủ quan hoàn toàn có khả năng sẽ mất đi lợi thế ở thời điểm này.
Bên cạnh đó, ông đồng ý với quan điểm đây là lúc DN cần phải tái khởi động lại. Nhưng theo ông Hào thì bên cạnh việc tái khởi động lại thì cần có những cách làm mới đi. Cần phải phân tích mô hình kinh doanh, xu hướng kinh doanh, hành vi của khách hàng, chuỗi cung ứng thay đổi ra sao … để có được cái nhìn tổng quan nhất tạo cơ hội cho DN phục hồi lại được. Tất cả những điều này lại phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh của chủ DN.
“DN nào chấp nhận rủi ro, thích thể hiện bản lĩnh kinh doanh của mình thì đây chính là cơ hội rất lớn. Đại dịch bùng phát chính là đang thử thách bản lĩnh của DN. Đây là thời điểm để các chủ DN vừa và nhỏ (SMEs) có thể thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chơi”, ông Hào nhấn mạnh.
Để nói về thời điểm tái khởi động DN phù hợp nhất thì theo Phó Chủ tịch USIS Group điều này sẽ phụ thuộc vào thị trường, sản phẩm ngành nghề và kênh phân phối với sản phẩm đó. Bên cạnh đó “nó còn phụ thuộc vào việc có đảm bảo được chuỗi cung ứng hay không. Cần phải chuẩn bị những yếu tố an toàn để khôi phục lại được niềm tin cũng như bảo vệ sức khỏe của khách hàng; phụ thuộc vào quy mô, sản phẩm, ngành nghề, nguồn lực của DN nữa”.
Việt Nam may mắn là một điểm sáng trong chống dịch. Ở thời điểm hiện tại mọi hình thức kinh doanh trong nước đã được hoạt động lại bình thường. Đây là một trong những thuận lợi rất lớn của các DN vừa và nhỏ. Vì vậy nếu DN có sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nội địa, nếu không bị đứt chuỗi cung ứng thì có thể khởi động lại với mục đích duy trì được dòng tiền, duy trì được công việc cho người lao động và giữ được khách hàng trung thành, ông Hào cho biết thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo