Quả vải Việt xuất sang đến 40 quốc gia
Đang giữa ngã ba đường, kinh tế Việt Nam nên chọn lối nào? / Xuất siêu 3,3 tỷ USD, nông sản tiếp tục 'khai hoang' thị trường mới
80% sản lượng vải của Việt Nam hiện xuất sang Trung Quốc
Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu vải, chiếm 19% thị phần thương mại trái vải toàn cầu. Theo các doanh nghiệp thương mại vải trên thế giới, chất lượng quả vải của Việt Nam là tốt nhất thế giới, ngon hơn nhiều so vải của Ấn Độ hay Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều năm nay lại có một thực tế cứ 10 quả vải Việt Nam lại có 8 quả được xuất sang Trung Quốc. Vì lợi thế về mặt địa lý, vận chuyển đường bộ dễ dàng, chi phí rẻ, mỗi năm có hàng trăm thương lái Trung Quốc vào tận vườn thu mua vải của chúng ta đem về nước họ. Thậm chí có người còn chấp nhận bị cách ly 14 ngày để ăn chực nằm chờ đợi mua vải đầu mùa. Và giá thì cũng do họ quyết định.
Rủi ro trái vải phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
Năm nay dự kiến sản lượng vải của Việt Nam 220 nghìn tấn, nếu như thống kê trên thì sẽ có khoảng 176 nghìn tấn vải của Việt Nam sẽ tìm đường sang Trung Quốc. Điều này có tiềm ẩn những rủi ro như thế nào?
Rủi ro trái vải phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
Tổ chức lại sản xuất để mở rộng thị trường
Việc quả vải của chúng ta phụ thuộc vào một thị trường tồn tại nhiều năm nay, cả người sản xuất, các cơ quan chức năng đều nhận thấy rõ những rủi ro. Tuy nhiên, không phải nói muốn đa dạng thị trường xuất khẩu là đa dạng ngay được.
Khởi động từ năm 2015 vùng trồng vải đi Australia, đi Mỹ, tuy nhiên phải đến năm nay, tỉnh Hải Dương mới quy hoạch được vùng trồng khoảng 220 ha với sản lượng ước tính 1.500 tấn vải đạt tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn GlobalGap phục vụ riêng việc xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ, Australia, Nhật Bản. Còn với Bắc Giang - tỉnh tập trung phần lớn sản lượng vải của cả nước, mới chỉ có khoảng 80 ha vải đạt tiêu chuẩn GlobalGap. Tuy diện tích vải đạt tiêu chuẩn xuất sang các thị trường cao cấp như Nhật, Australia, Mỹ còn khiêm tốn nhưng tại Bắc Giang cũng ghi nhận diện tích vải đạt chuẩn trên cũng đã tăng lên gấp đôi so với những năm trước đây.
(Ảnh minh họa. Ảnh: Dân trí)
Theo các chuyên gia, việc quy hoạch từng vùng trồng tương ứng với mỗi thị trường, đảm bảo cho doanh nghiệp xuất khẩu có thể kiểm soát được chất lượng quả vải theo đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu, tránh việc vải bị ép giá, rồi hàng trả về do vi phạm quy định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư công nghệ bảo quản, mở ra thêm nhiều thị trường mới
Phí vận chuyển một kg vải từ Việt Nam sang Mỹ, châu Âu hay Australia bằng đường hàng không dao động từ 3 USD - 5 USD, và số lượng khá hạn chế. Nhưng vải vận chuyển bằng đường thủy giá chỉ bằng 1/3 con số trên, số lượng không hạn chế. Tuy nhiên vải đi đường thủy sẽ đòi hỏi công nghệ bảo quản kỹ hơn, phải làm sao đảm bảo quả vải tươi ngon trong thời gian từ 1 đến 3 tháng. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, đây là khâu quyết định việc trái vải của Việt Nam tìm đến những thị trường mới như Mỹ, Singapore, Nhật, Australia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam