Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Thuận lợi hơn về thương mại, mở rộng xuất khẩu
5 lưu ý gì khi xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc / Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm tới 67,8%
Trả lời câu hỏi về phương hướng thúc đẩy hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc thời gian tới sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, chuyến thăm là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng và thành công tốt đẹp trên mọi phương diện.
Chuyến thăm góp phần thúc đẩy quan trọng đối với việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có chương trình hoạt động hết sức phong phú và đầy ý nghĩa với 18 hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm. Hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, đi sâu xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc.
Các bộ, ngành và địa phương hai nước đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực kiểm nghiệm - kiểm dịch, hải quan, y tế, truyền thông, hợp tác địa phương, dân sinh.
Tại các cuộc trao đổi, hai bên đã đạt nhận thức chung rộng rãi về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Trọng tâm là cụ thể hóa các nhận thức chung và thỏa thuận giữa hai bên.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, bám sát tinh thần của tuyên bố chung và các nhận thức chung của cấp cao đạt được tại chuyến thăm lần này, thời gian tới, hai bên sẽ tập trung thúc đẩy hợp tác trên các phương diện.
Đáng chú ý, về lĩnh vực kinh tế, hai bên tiếp tục triển khai cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao và các thỏa thuận đã ký kết. Đưa hợp tác thực chất đạt tiến triển mới.
Cụ thể là tạo thuận lợi về thương mại, mở rộng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, thực hiện tốt kế hoạch hợp tác kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Đồng thời, đẩy nhanh thúc đẩy “kết nối cứng” giữa hai nước về đường sắt tốc độ cao, đường bộ cao tốc, kết cấu hạ tầng cửa khẩu, nâng cấp “kết nối mềm” về hải quan thông minh, cửa khẩu thông minh.
Hai bên khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực, uy tín và công nghệ tiên tiến sang đầu tư tại nước kia, trọng điểm là tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, kết cấu hạ tầng; mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực mới như: kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Nhà bán lẻ Nhật Bản lên kế hoạch tuyển 5000 nhân sự tại Việt Nam trong năm 2025
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu