Thị trường

Quảng Ngãi: Thu nhập khá với mô hình nuôi gà ác

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, tìm hướng đi mới để phát triển mô hình chăn nuôi, anh Đặng Thanh Trang, ở thôn Xuân Hòa, xã Tịnh Hiệp (Sơn Tịnh) mở trang trại nuôi gà ác, vật nuôi còn khá mới lạ, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bất chấp dịch bệnh, ô tô nhập khẩu vẫn ồ ạt về Việt Nam / Tiếp tục khuyến cáo DN hạn chế đưa hàng lên cửa khẩu Tân Thanh

Sau một lần mua gà ác về ăn, thấy thịt ngon, ngọt nên anh Trang đã lên ý tưởng thử nuôi loại gà này. Thế là, anh Trang liên hệ các đầu mối để mua con giống và mở trang trại nuôi thử nghiệm. Ngoài kiến thức tìm hiểu trên mạng xã hội, anh còn lặn lội vào tận miền Nam học hỏi cách chăn nuôi giống gà này tại các trang trại lớn.

Mô hình nuôi gà ác của anh Trang.

Mô hình nuôi gà ác của anh Trang.

Xây dựng trang trại từ đầu năm 2019, anh Trang nhập từ Đắk Lắk về 700 con gà ác để nuôi. Thời gian đầu anh gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc gà, nhưng nhờ ham học hỏi và quyết tâm, nên việc chăn nuôi của anh ngày một đi vào ổn định. Từ chỗ "quen mặt đắt hàng", số gà của anh Trang không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Do đó, anh đã mạnh dạn nhập thêm gà để nhân đàn. Đến nay, mô hình của anh cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Hiện tại, anh Trang đã tìm được đầu ra ổn định từ các nhà hàng và bán lẻ trong, ngoài tỉnh.

Theo anh Trang, gà ác là vật nuôi “dễ tính”, có nhiều ưu điểm hơn so với các vật nuôi khác, lại có giá trị kinh tế cao. “Đông y khuyến cáo thịt gà ác bổ dưỡng nhất là vào thời điểm chúng được nuôi từ 4 - 6 tuần tuổi, đạt trọng lượng 200- 250 gram/con. Thời gian nuôi ngắn, nên tỷ lệ rủi ro thấp. Gà ác đã có sức đề kháng cao nên ít bị dịch bệnh", anh Trang chia sẻ.

Với thành công bước đầu, anh Trang sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm với người dân ở địa phương, để cùng phát triển mô hình nuôi gà ác. Vì đây là giống gà phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương và có giá trị kinh tế cao.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm