Sản xuất xe hơi suy giảm, xuất khẩu cao su Việt Nam cũng lâm nguy
Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn: Hậu Covid-19, DN phải tranh thủ làm những điều mà Việt Nam chưa từng làm được / Bến Tre: Xoài tứ quý 'lên đời' trên vùng đất giồng cát
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT), khối lượng xuất khẩu cao su tháng 4/2020 ước đạt 40 nghìn tấn với giá trị đạt 52 triệu USD, lũy kế 4 tháng đầu năm đạt 267 nghìn tấn và 383 triệu USD, giảm 35,4% về khối lượng và giảm 31,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc tiếp tục là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020, chiếm thị phần lần lượt là 61,3%, 6,5% và 3,7%.
Nhu cầu tiêu dùng cao su ở mức thấp do đại dịch Covid-19 khiến ngành sản xuất ô tô gặp nhiều khó khăn và thị trường lo ngại kinh tế thế giới suy thoái. Tập đoàn ô tô Toyota sẽ giảm sản lượng xe thành phẩm 40% tại Nhật Bản trong tháng 5/2020 do nhu cầu toàn cầu giảm bởi đại dịch Covid-19. Tháng 3/2020, doanh số bán ô tô tại Trung Quốc giảm 43,3% so với tháng 3/2019.
Sản lượng lốp xe trong quý I/2020 của Tập đoàn Goodyear Tire & Rubber GT.O giảm 18% và doanh số bán giảm khoảng 17%. Hầu hết các nhà máy tại châu Mỹ, châu Âu và một số nhà máy sản xuất lốp xe tại châu Á - Thái Bình Dương vẫn đóng cửa.
Quý I/2020, mặc dù nhu cầu cao su toàn cầu ở mức thấp, nhưng thị trường được hỗ trợ bởi sản lượng giảm do cây cao su vào mùa rụng lá. Dự kiến quý II/2020 là giai đoạn bắt đầu mùa thu hoạch cao su tại các nước Đông Nam Á, nhu cầu cao su tự nhiên từ các nước tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu ở mức thấp và giá dầu thô giảm kỷ lục sẽ gây áp lực đối với giá cao su tự nhiên.
Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ARNPC), năm 2020, tổng diện tích cao su trưởng thành của các nước thuộc ARNPC dự kiến mở rộng thêm 317.000 ha, khiến dự báo nguồn cung cao su thiên nhiên thế giới tăng 3,8% lên mức 14,2 triệu tấn. Trong khi đó nhu cầu chỉ ở mức 14 triệu tấn, tăng 2,7%.
Trước tình hình trên, Cục Chế biến và Phát triển thị trường dự báo trong ngắn hạn, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do: Tình hình dịch Covid-19 lan khắp thế giới, mối lo ngại về sự suy thoái toàn cầu đang diễn ra, làm giảm cơ hội mở rộng thị trường của cao su Việt Nam; Ngành sản xuất xe hơi suy giảm, dẫn đến sự đình trệ của sản xuất lốp xe, kéo theo nhu cầu về cao su giảm mạnh; Giá dầu trong xu thế giảm cũng gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu về cao su của thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines
Xuất khẩu cao su dự báo rất khó khăn (Ảnh: Internet)