6 siêu thị, tập đoàn lớn tham gia tiêu thụ vải thiều Bắc Giang
Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn: Hậu Covid-19, DN phải tranh thủ làm những điều mà Việt Nam chưa từng làm được / Bến Tre: Xoài tứ quý 'lên đời' trên vùng đất giồng cát
Đến nay, các đối tác là đại diện Tập đoàn Aoen, Central Group, MM Mega Market đã thương thảo với một số doanh nghiệp tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang như Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Hùng Thảo, CTCP Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu và HTX Hồng Xuân (huyện Lục Ngạn) để trao đổi thông tin về mùa vụ và các điều kiện phục vụ cho công tác tiêu thụ.
Trước mắt, các đơn vị dự kiến sẽ tiêu thụ gần 1.000 tấn vải thiều để xuất khẩu sang thị trường các nước Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Mỹ và các nước EU...
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giangcũng đang tiếp tục làm việc với đại diện với nhiều tập đoàn lớn, hệ thống các siêu thị, các chợ đầu mối nông sản của Hà Nội, TP.HCM, chợđầu mối nông sảnHòa Cường (Đà Nẵng) và một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn khác để tiêu thụ vải thiều cho người trồng trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi.
Tính đến nay đã có 6 doanh nghiệp, tập đoàn là: Tập đoàn Aoen, Central Group, Mega Market, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre); CTCP Ameii Việt Nam (Hà Nội) và CTCP Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu (Lục Ngạn) tham gia tiêu thụ vải cho nông dân Bắc Giang.
Năm 2020, tỉnh Bắc Giang có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019; trong đó vải sớm 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn; vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng 115.000 tấn.
Ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết về tiêu thụ vải thiều, phương châm của địa phương là tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ, trước hết là đối với những thị trường truyền thống, trong đó đặc biệt quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thương nhân và doanh nghiệp đến kết nối thu mua vải thiều. Trong bối cảnh dịch Covid-19, Bắc Giang đã chủ động xây dựng 3 kịch bản cụ thể đối với tiêu thụ vải thiều, đồng thời mong muốn các bộ ngành liên quan cùng hỗ trợ địa phương trong công tác xuất khẩu.
Theo đó, kịch bản thuận lợi nhất là xuất khẩu sang các thị trường (thị trường truyền thống và thị trường mới); kịch bản thứ hai là khó khăn nhưng vẫn có thể xuất khẩu được; kịch bản thứ ba - khó khăn nhất là không xuất khẩu được.
"Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid-19, chúng tôi đặc biệt coi trọng thị trường nội địa trong nước, tỉnh sẵn sàng khởi động cả 3 kịch bản này trong mọi tình huống chủ động tốt nhất để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sản xuất, tiêu thụ được sản phẩm. Thị trường trong nước là thị trường tiềm năng với gần 100 triệu dân, khai thác tốt thị trường trong nước thì sản lượng vải của Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra", ông Thái nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Năm 2020, tỉnh Bắc Giang có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 tấn (Ảnh: Internet)