Sau gần 2 tháng bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, NCB lại tiếp tục thay đổi nhân sự
DNVN - Bà Hà Thị Linh, cán bộ cũ của VPBank đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc tại NCB.
Chợ online giúp gì cho nông sản Việt? / Hàng trăm sản phẩm OCOP sẽ quy tụ về Đắk Lắk
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB – mã chứng khoán NVB) vừa công bố bổ nhiệm nhân sự cấp cao là bà Hà Thị Linh đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 19/11/2019.
Được biết, ngày 12/11 NCB cũng thông báo tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường để bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT và 1 thành viên Ban kiểm soát.
Bà Hà Thị Linh - Phố tổng giám đốc NCB.
Tại NCB, nhiều năm trở lại đây, vị trí nhân sự cấp cao luôn có nhiều xáo trộn. Cụ thể, đầu năm 2019 Hội đồng quản trị (HĐQT) NCB đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Tuấn chính thức giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 26/01.
Vào tháng 5/2019, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên NCB có sự thay đổi nhân sự cấp cao. Đại hội đã chấp thuận đơn từ nhiệm chức thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Vũ Hồng Nam, bà Nguyễn Thị Mai, ông Lê Hồng Phương. Đồng thời bổ nhiệm ông Phạm Thế Hiệp giữ chức vụ quyền Tổng giám đốc kể từ ngày 6/5/2019. Hội đồng quản trị cũng thực hiện thủ tục trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt chức danh Tổng giám đốc NCB đối với ông Phạm Thế Hiệp.
Gần đây nhất, ngày 1/10 HĐQT NCB cũng đã bổ nhiệm ông Trần Thanh Quang và ông Đỗ Danh Hải đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện đại, ban điều hành của NCB có 8 thành viên gồm 1 Tổng giám đốc là ông Phạm Thế Hiệp, 7 Phó Tổng Giám đốc là bà Dương Thị Lệ Hà, ông Hoàng Tuấn Tú, ông Nguyễn Hồng Long, ông Nguyễn Đình Tuấn, ông Đỗ Danh Hải, ông Trần Thanh Quang và bà Hà Thị Linh.
Thực tế, việc liên tục "thay máu'' dàn lãnh đạo từ nhiều năm nay cũng ảnh hưởng phần nào đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Nếu so sánh với các ngân hàng có cùng quy mô, nhưng lợi nhuận của NCB nhiều năm qua chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn.
Tính đến 30/9/2019, tổng tài sản tại NCB giảm 2,2% so với hồi đầu năm xuống 70.794 tỷ đồng do giảm mạnh danh mục chứng khoán đầu tư. Trước đó, tính đến ngày 30/6, tổng tài sản ngân hàng đạt 70.696 tỷ đồng, cũng giảm 2,4% so với cuối năm 2018.
Thu nhập lãi thuần chỉ đạt 705 tỷ, giảm 5% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối bị lỗ 5 tỷ, lãi từ hoạt động khác sụt giảm mạnh 94% xuống còn 5 tỷ.
Lợi nhuận thuần từ kinh doanh của NCB năm 2017,2018. Ảnh: Nguồn BCTC hợp nhất năm 2018.
Tại NCB, khối nợ xấu lớn, chi phí dự phòng rủi ro và tái cấu trúc đã 'ăn mòn' lợi nhuận trong vài năm qua.
Đơn cử, năm 2017 NCB lãi thuần từ kinh doanh đạt 265 tỷ đồng nhưng do phải trích lập dự phòng 62 tỷ đồng và các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc khoảng 173 tỷ đồng đã “ngốn” mất 89% lợi nhuận làm ra cả năm. Đến năm 2018, lãi thuần từ kinh doanh đạt 224 tỷ đồng nhưng phải trích lập dự phòng và các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc lần lượt 64 tỷ đồng và 72 tỷ đồng (tổng khoảng 136,4 tỷ đồng).
Tương tự, dù năm 2019 NCB đặt mục tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 400 tỷ đồng song lợi nhuận trước thuế dự kiến chỉ đạt 70 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, ngân hàng này phải dành nguồn tiền lớn xử lý dự phòng nợ xấu và các khoản theo yêu cầu.
Hà Phương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao
Cột tin quảng cáo