Siết chặt kiểm soát gia cầm nhập lậu từ Campuchia
Giá heo hơi ngày 25/2/2023: Lãi từ 100 - 150 triệu đồng/năm nhờ chăn nuôi khép kín / Tăng cường xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại
Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh vừa gửi công văn khẩn đến Sở Y tế các tỉnh, thành phía Nam về việc tăng cường giám sát viêm phổi nặng do virus sau khi tại tỉnh Prey Veng của Campuchia ghi nhận 2 ca nhiễm cúm A (H5N1).
An Giang là địa phương có đường biên giới với chiều dài gần 100 km, giáp hai tỉnh Kandal và Takeo của nước bạn Campuchia. Ngay sau khi có thông tin liên quan đến 2 ca nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 tại Campuchia, UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo các địa phương và các sở, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng gia cầm thẩm lậu qua biên giới từ Campuchia về Việt Nam, ngăn chặn virus cúm A/H5N1 có thể xâm nhập vào địa phương.
Cụ thể, UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương, nhất là các địa phương khu vực biên giới kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển gia cầm từ Campuchia về Việt Nam. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tình hình vận chuyển, buôn bán gia cầm sống và các sản phẩm chế biến từ gia cầm. Ngoài ra phải giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trên đàn gia cầm, kịp thời phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch nếu có.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, bên cạnh việc kiểm soát dịch tại các cửa khẩu ngành chức năng của An Giang cũng khuyến cáo người dân phun khử khuẩn và không mua gia cầm không rõ nguồn gốc.
Hiện nay các ngành chức năng đã siết chặt các trạm kiểm dịch tại các cửa khẩu, đặc biệt, không cho nhập hàng gia cầm từ Campuchia qua, đồng thời khuyến cáo các cơ sở chăn nuôi gia cầm tiến hành phun ngừa khử khuẩn. Đồng thời không mua những động vật, gia cầm trôi nổi. Đặc biệt, siết chặt các tiểu thương không cho mua các sản phẩm gia cầm trôi nổi từ Campuchia qua
Tại Đồng Tháp, địa phương cũng có đường biên giới giáp với Campuchia cũng đã chủ động kiểm soát dịch tại các cửa khẩu và tiến hành phun thuốc ở khu vực biên giới. Ông Võ Thành Ngoan, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, sau khi có công văn khẩn của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh địa phương cũng đã tuyên truyền đến người dân về sự nguy hiểm của cúm gia cầm và hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học.Trước mắt địa phương thắt chặt cửa khẩu, đồng thời cho phun độc, khử trùng khu vực biên giới để ngăn ngừa cúm gia cầm. Về phía nội địa các giải pháp là cho lực lượng thú y của địa phương tiến hành phun xịt, khử trùng, tiêu độc, tuyên truyền cảnh báo trong nhân dân có phát hiện thì phải báo ngay cho thú y ở cơ sở để người ta đến người ta chặn dịch ngay từ ban đầu…
Trước tình hình dịch có cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhập vào địa bàn, các địa phương tại ĐBSCL có khu vực biên giới đã chủ động công tác thắt chặt tại các cửa khẩu, tiến hành phun thuốc và ngăn chặn tình trạng gia cầm thẩm lậu qua biên giới. Đồng thời, thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin cũng như khuyến cáo người dân khi thấy gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh báo cho ngành chức năng để xử lý, tiêu huỷ theo quy định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kiến nghị xây dựng quy trình thủ tục đầu tư đặc biệt theo các bước
Năm 2025, ngành nông nghiệp tăng tốc
Tỷ giá ngoại tệ ngày 2/1/2024: Giá USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 2/1/2025: Bật tăng mạnh, SJC chạm ngưỡng 84,8 triệu đồng mỗi lượng
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhiều nhóm hàng hóa
Lý do Obagi thu hồi một số sản phẩm