Tài chính - ngân hàng

Tập trung làm rõ vai trò của kiểm toán Nhà nước với cơ quan quản lý và doanh nghiệp

DNVN - Phát biểu tại Hội thảo “Kiểm toán đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ” sáng 6/7, TS Hà Thị Mỹ Dung- Phó Tổng kiểm toán Nhà nước (KTNN) nhấn mạnh: Tập trung làm rõ vai trò của KTNN trong kiểm toán doanh nghiệp, góp phần làm minh bạch, bền vững nền tài chính quốc gia.

Vì sao Công Vinh - Thuỷ Tiên không mời công ty kiểm toán vào cuộc? / Xôn xao thông tin Đàm Vĩnh Hưng làm việc với kiểm toán để làm rõ tiền từ thiện, đại diện công ty nói gì?

TS Hà Thị Mỹ Dung- Phó Tổng KTNN cho biết: Việc quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp vẫn còn bất cập. Hệ thống các văn bản, chế độ quản lý tài chính chưa chú ý quan tâm điều chỉnh nhiều đến loại hình doanh nghiệp này.

Vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phi, sử dụng vốn không hiệu quả, gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Hội thảo “Kiểm toán đổi với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ”. Ảnh: Ngân Hà

Cụ thể, việc xác định vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đang còn có nhiều cách hiểu khác nhau và được quy định tại nhiều luật nhưng chưa có sự thống nhất.

Chưa bảo đảm được yêu cầu về sự tách bạch giữa quyền sở hữu vốn và quyền quản lý, giám sát vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chưa bảo đảm tính khách quan, minh bạch trong hoạt động giám sát của chủ sở hữu với giám sát của quản lý Nhà nước.

Công tác giám sát, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó lại can thiệp hành chính vào quản lý, điều hành của doanh nghiệp, ảnh hưởng tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy định về quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều vướng mắc, chênh lệch lớn giữa khung giá do Nhà nước quy định và giá thị trường là nguyên nhân dẫn đến nhiều tiêu cực.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục liên quan việc đầu tư, xây dựng cũng như đầu tư ra nước ngoài, liên doanh, liên kết còn nhiều kẽ hở, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.

Những vướng mắc, bất cập trên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Việc thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan kiểm tra độc lập cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sử dụng vốn, tài sản không đúng mục đích, không hiệu quả.

Phó Tổng KTNN nhấn mạnh: Kể từ khi Luật Kiển toán Nhà nước năm 2015 có hiệu lực đến nay, KTNN đã thực hiện kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán 4 cuộc kiểm toán độc lập và 23 cuộc kiểm toán các công ty liên kết lồng ghép với kiểm toán báo cáo tài chính công ty mẹ - các tập đoàn, tổng công ty với tổng kiến nghị tăng thu NSNN nhiều tỷ đồng.

Tuy nhiên, hoạt động KTNN còn tồn tại một số yếu kém, bất cập của cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đại diện phần vốn nhà nước.

Đó là việc thu thập thông tin của doanh nghiệp trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán còn chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến việc xác định nội dung, phạm vi, phương pháp kiểm toán.

Các phát hiện kiểm toán trong việc thực hiện nghĩa vụ của người đại diện vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu còn chưa rõ nét, bảo cáo kiểm toán chưa có nhiều kiến nghị cơ quan đại diện vốn, người đại diện vốn Nhà nước trong vai trò giám sát vốn đầu tư.

Việc thu thập thông tin của doanh nghiệp trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán còn chưa đầy đủ.

Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại xuất phát từ quy mô và tần suất kiểm toán của KTNN còn nhỏ so với yêu cầu kiểm tra các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

Cùng với đó, các cuộc kiểm tra chuyên đề còn hạn chế, nên chưa có điều kiện đi sâu, giải đáp chính đáng các vấn đề về hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, nhất là hiện tượng tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong các doanh nghiệp này.

Việc ban hành quy trình hướng dẫn kiểm toán doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 50% vốn điều lệ còn chậm nên thời gian đầu khi kiểm toán, các đoàn kiểm toán còn lúng túng trong xác định phạm vi, giới hạn, nội dung kiểm toán.

“Công tác phối hợp của một số cơ quan quản lý Nhà nước, của các doanh nghiệp còn chưa tốt. Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ rất đa dạng, quy mô lớn và có xu hướng phát triển theo hướng công nghệ cao nên đòi hỏi kiểm toán viên phải được đào tạo, cập nhật kiến thức để am hiểu các lĩnh vực mới”, bà Dung nói.

Bàn về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán, trong đó tập trung vào việc kiểm toán các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước cho rằng: Cần làm rõ một số vấn đề về thực trạng quản lý, việc kiểm tra, giám sát đối với vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp này.

Tập trung làm rõ vai trò của KTNN trong việc kiểm toán các doanh nghiệp này, góp phần làm minh bạch, bền vững nền tài chính quốc gia. Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chính sách và thực tiễn quản lý vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp và vai trò của các cơ quan kiểm toán tối cao.

Đồng thời, tập trung làm rõ các vướng mắc, bất cập đối với cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa KTNN với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp.

Ngân Hà
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm