Tăng nợ công để kích thích phục hồi kinh tế
Thương mại Việt Nam - Thuỵ Sĩ vẫn còn nhiều dư địa phát triển / 11 tháng năm 2021, thu hút FDI đạt 26,46 tỷ USD
Liên tiếp chịu tác động bởi 4 đợt bùng phát của đại dịch COVID-19, sự tiếp sức của chính sách thuế và lãi suất thời gian qua tuy đã phát huy tác dụng nhưng chưa đủ mạnh để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính phủ đang nghiên cứu để ban hành các gói kích cầu mạnh tay hơn, hỗ trợ tổng thể hơn để vực dậy nền kinh tế. Điều đó có nghĩa phải tăng bội chi ngân sách, tăng nợ công nên rất cần kiểm soát chi đúng mục đích và tập trung cho đầu tư phát triển.
Ảnh minh hoạ.
Năm nay, Chính phủ đã ban hành nhiều gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp với tổng mức 250.000 tỷ đồng, chiếm trên 2,8% GDP. Bộ Tài chính đang tham mưu cho Chính phủ ban hành gói hỗ trợ lãi suất trong 2 năm 2022 và 2023, mỗi năm khoảng 20.000 tỷ đồng.
Nếu Chính phủ tiếp tục có các gói kích cầu mới thì mỗi năm sẽ tăng chi khoảng 100.000 tỷ đồng khiến bội chi ngân sách tăng lên 5% và phải điều chỉnh giảm ở các năm tiếp theo.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, mục tiêu của gói hỗ trợ mới phải là kích cầu đầu tư công, xây dựng cơ bản, an sinh xã hội và không để dòng tiền trôi vào bất động sản, chứng khoán. Do đó rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, đảm bảo hỗ trợ có trọng tâm vào một số ngành, lĩnh vực có khả năng phục hồi sau khi dịch bệnh được khống chế.
Do dư địa nợ công còn lớn và chính sách hỗ trợ của Việt Nam tương đối thấp so với nhiều nước trong khu vực nên việc tăng tỷ lệ nợ công để có nguồn ngân sách cho kích cầu rất cần thiết. Vì vậy, cần khẩn trương triển khai các gói kích thích, phục hồi nền kinh tế, để tạo đòn bẩy cho tăng trưởng không chỉ trước mắt mà còn trong nhiều năm tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo