Tăng thu nhập để giữ chân cán bộ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa á khẩu vì phải tăng vốn điều lệ gấp 30 lần mới được phép bán trái phiếu. / Dự án Marina Tower: Có sự cố nhưng chủ đầu tư đã khắc phục xong
“Các cơ quan, đơn vị nhà nước của TP.HCM không thể đưa ra mức ưu đãi cao như khu vực tư nhân, do đó phần nào làm giảm sự hấp dẫn của môi trường nhà nước đối với người lao động, nhất là lao động trẻ có trình độ. Vì vậy, những năm gần đây xuất hiện tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực công”, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Trương Văn Lắm chia sẻ với PV Báo SGGP.
Để giữ chân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, TP.HCM đã triển khai chi trả thu nhập tăng thêm. Ảnh: Việt Dũng
Nghỉ việc - lương được cải thiện
* Phóng viên: Đề án thu hút tài năng đặc biệt mà TP.HCM đang xây dựng cho rằng có tình trạng chảy máu chất xám trong các cơ quan nhà nước. Ông đánh giá thực trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc trong những năm qua ở mức độ nào?
- Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Trương Văn Lắm: Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn TP.HCM có 922 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc. Trong đó, 187 trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý; 735 trường hợp số cán bộ, công chức, viên chức không giữ vị trí lãnh đạo. Cụ thể, năm 2016 có 291 trường hợp nghỉ việc, năm 2017 có 438 trường hợp nghỉ việc. Trong 9 tháng đầu năm 2018 có 193 trường hợp nghỉ việc.
Trong hồ sơ đề nghị xem xét, giải quyết thôi việc, cơ quan, đơn vị không nêu rõ trường hợp đó có thuộc 3 chương trình đào tạo của TP hay không. Đồng thời, việc theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện 3 chương trình này do Ban Tổ chức Thành ủy trực tiếp theo dõi, quản lý. Tuy nhiên, theo thông tin từ Ban Tổ chức Thành ủy, trong năm 2017 có 8 cán bộ, công chức thuộc 3 chương trình của TP.HCM nghỉ việc. Trong đó, chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ 4 trường hợp; chương trình tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi 1 trường hợp và chương trình tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân 3 trường hợp. Năm 2018 chưa có thống kê chính thức.
* Điểm đến của cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc có phải là doanh nghiệp? Và thu nhập của họ ở công việc mới có cải thiện hơn so với trước khi nghỉ việc không?
- Trong số những cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc đã nêu có trường hợp gần đến tuổi nghỉ hưu nhưng mất sức lao động, do điều kiện gia đình có nguyện vọng nghỉ việc trước để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Các trường hợp còn lại quyết định nghỉ việc chủ yếu do thu nhập thấp, khối lượng công việc nặng nhọc, môi trường làm việc không hấp dẫn. Đa phần cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc thì chuyển sang các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực công và có mức thu nhập, lương bổng cải thiện hơn so với trước khi nghỉ việc. Tuy nhiên, hiện nay chưa có điều tra, thống kê về tình hình việc làm của các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc.
Sức ép cạnh tranh từ khu vực tư
* Nhận xét của ông thế nào về mức độ hấp dẫn của môi trường làm việc và các chế độ đãi ngộ của cơ quan nhà nước với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay?
- Môi trường làm việc trong khu vực công, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị TP.HCM hiện nay vẫn là một trong những lựa chọn của lao động trình độ cao. Nhiều sinh viên giỏi, thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp ở các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước đã lựa chọn về làm việc, cống hiến cho TP.HCM. Cán bộ, công chức, viên chức khi được tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch/chức danh nghề nghiệp được bố trí, tạo điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; được tiếp cận tài liệu, được khuyến khích nghiên cứu khoa học, đề xuất ý tưởng sáng tạo, cống hiến để đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Đặc biệt, môi trường nhà nước luôn khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức nỗ lực phấn đấu, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị…
Ngoài ra, người lao động còn được bảo đảm nhiều quyền lợi chính đáng theo quy định pháp luật, được các đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm, hỗ trợ đời sống. Do đó, môi trường làm việc trong khu vực công nhìn chung vẫn được đánh giá là có nhiều sức hấp dẫn đối với thị trường lao động.
* Vậy đâu là những điểm (môi trường làm việc, lương thưởng, cơ hội thăng tiến...) chưa thật sự hấp dẫn để cán bộ, công chức, viên chức gắn bó và liệu có sự cạnh tranh từ khu vực ngoài nhà nước trong việc “hút người” từ khu vực công, thưa ông?
- Chính sách về tiền lương của các bộ, công chức, viên chức là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo sự hấp dẫn của môi trường làm việc. Tuy nhiên, chế độ tiền lương, tiền thưởng ở khu vực công hiện nay còn nhiều bất cập nên chưa hấp dẫn và thu hút cán bộ, công chức, viên chức gắn bó với hệ thống chính trị TP.HCM. Đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp ngoài khu vực công đang phát triển mạnh và có lợi thế trong thu hút nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt là môi trường làm việc năng động, thoải mái cũng như chế độ đãi ngộ cao hơn nhiều so với khu vực nhà nước.
Trong khi đó, đặc thù hệ thống và các quy định pháp luật, các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước không thể đưa ra mức ưu đãi cao như khu vực tư nhân. Điều này phần nào làm giảm sự hấp dẫn của môi trường nhà nước đối với người lao động, nhất là lao động trẻ có trình độ. Vì vậy, những năm gần đây xuất hiện tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực công. Đây là vấn đề đã và đang được nghiên cứu, cải cách theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 và 7, khóa XII.
* TP.HCM sẽ thực hiện những biện pháp cụ thể hoặc có những đề xuất gì để đời sống của cán bộ, công chức thực sự được đảm bảo và họ yên tâm gắn bó, phục vụ?
- Để giữ chân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, TP.HCM đã triển khai thực hiện chính sách chi trả thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND TP. Việc chi trả thu nhập tăng thêm nhằm hỗ trợ, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với bộ máy nhà nước.
Đồng thời, TP.HCM quan tâm đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, tạo nguồn quy hoạch theo các chương trình của TP và quan tâm việc phân công, bố trí, thử thách và rèn luyện để đề bạt đội ngũ lãnh đạo, quản lý theo hướng trẻ hóa. Ngoài ra, TP.HCM cũng có chính sách ưu đãi để thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt đóng góp cho sự phát triển của TP.
Trong thời gian tới, Sở Nội vụ cũng sẽ rà soát, nghiên cứu và đề xuất UBND TP những chế độ, chính sách phù hợp để cải thiện đời sống cán bộ, công chức, viên chức.
Nghỉ vì việc nhiều, thu nhập thấp “Về điều kiện làm việc, TP.HCM là đô thị đặc thù, có vai trò đầu tàu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, có quy mô lớn nhất cả nước với dân số trên 10 triệu người và gần 300.000 doanh nghiệp. Đồng thời, TPHCM cũng đang đẩy mạnh thực hiện đề án vị trí việc làm gắn với tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả nên khối lượng công việc của TP là rất lớn. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của TP phải làm việc thường xuyên với cường độ cao mới đảm bảo vận hành tốt bộ máy quản lý nhà nước và giải quyết kịp thời nhu cầu của nhân dân và doanh nghiệp. Vì vậy, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ việc do khối lượng công việc được giao quá lớn, trong khi thu nhập chưa tương xứng”. Ông Trương Văn Lắm |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Công Thương lý giải quy định gỡ bỏ “tầng nấc trung gian” trong kinh doanh xăng dầu
Đề xuất ưu đãi thuế đặc biệt cho báo chí
Cân nhắc kỹ việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp