Tăng trưởng kinh tế 2020 gặp nhiều bất lợi
Dịch COVID-19: Hỗ trợ hơn 990 tỷ đồng cho lao động mất việc làm ở Đồng Nai / Lan phi điệp tiền tỷ phải kê khai thuế: Dân buôn hết thời thổi giá?
Từ đầu năm đến nay dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mục tiêu của Chính phủ từ nay đến cuối năm là không để nền kinh tế bị đứt gãy, tăng trưởng âm, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế chưa bao giờ việc dự báo kinh tế những tháng cuối năm trở nên khó khăn như hiện nay, khi mà nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố bất định do sự phức tạp, khó lường của diễn biến dịch Covid-19.
Theo các chuyên gia kinh tế, đại dịch Covid-19 là một cú sốc rất mạnh đối với nền kinh tế, đã và đang khiến cho thế giới bị suy thoái nghiêm trọng. Đối với nước ta, năm nay được dự báo mức tăng trưởng sẽ là tương đối thấp.
Chuyên gia kinh tế Trần Thọ Đạt- Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhận định, hiện các dự báo cụ thể về tăng trưởng của các tổ chức đưa ra khá nhiều, tương đối cập nhật, song thường xuyên thay đổi, từ những thông tin, đánh giá, nhận xét, ông Đạt nhận định khả năng kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong cuối năm nay.
“Để đạt được mục tiêu này, trong một khoảng thời gian ngắn, nền kinh tế phải tạo đáy, trong những tháng còn lại của nền kinh tế phải có những động lực tăng trưởng để cho tốc độ tăng trưởng phải đi lên từ những quý sau thì chúng ta mới đạt được tốc độ tăng trưởng 3% vào cuối năm”, ông Đạt phân tích.
“Lưu ý một điều là mọi dự báo trong nền kinh tế hiện nay đều trở nên rủi ro vì chúng ta là nền kinh tế nhỏ cởi mở, phụ thuộc rất nhiều các đối tác thương mại, đầu tư và xuất khẩu và các đối tác của chúng ta hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng hết sức rủi ro và khó đoán”, ông Đạt khuyến cáo.
Đồng tình với quan điểm này, nhưng chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cũng lưu ý, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 doanh nghiệp trong nước gặp vô vàn khó khăn.
Theo thống kê, 6 tháng đầu năm nay, số lượng doanh nghiệp tạm thời phải đóng cửa, ngưng sản xuất kinh doanh đã tăng khoảng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đó, kéo theo số lượng nhân viên, lực lượng lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch là tương đối nhiều, ở mức khoảng 60-65%. Chính vì vậy, để vực dậy nền kinh tế đòi hỏi các bộ, ban ngành, địa phương phải triển khai các gói hỗ trợ một cách gấp rút và triệt để.
“Trong số 3 gói hỗ trợ thì tiền tệ tín dụng được triển khai nhanh hơn cả. Trong tổng lượng dư nợ bị ảnh hưởng vì Covid-19 thì Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng xử lý cơ cấu lại, giảm nợ hiện hữu tương đương với khoảng trên 50% tổng dư nợ bị ảnh hưởng và tiếp tục cho vay mới, đây là dấu hiệu tương đối tích cực. Tuy nhiên, gói an sinh xã hội 62.000 tỷ giải ngân quá thấp, mới được khoảng 17.000 tỷ. Gói tài khóa của chúng ta ban đầu cam kết giãn hoãn thuế tiền sử dụng đất 180.000 tỷ thì mới xử lý được khoảng 43.000 tỷ được khoảng 25%- chiếm tỷ lệ thấp”, ông Lực cho hay.
Bên cạnh việc thúc đẩy hơn nữa các gói hỗ trợ này thì nhiều ý kiến cũng đề nghị, cần phải rà soát lại các gói hiện hữu về mặt quy mô, đối tượng, chính sách, quy trình, cần thiết phải thay đổi ngay lập tức.
Theo PGS-TS. Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế Quốc dân, dịch Covid-19 lần này là một cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại cơ chế, thể chế của nền kinh tế với những giải pháp căn cơ dài hạn hơn trong tương lai. Theo đó, cần thay đổi về mô hình tăng trưởng, cần có sự cải thiện mạnh mẽ về thể chế kinh tế.
Một trong những tiêu chí thành phần trong bộ chỉ số ở đây chính là môi trường kinh doanh và thương mại quốc tế. Đây cũng là một trong những điểm nghẽn Việt Nam phải khắc phục trong thời gian tới để đảm bảo gia tăng được mức độ phát triển kinh tế và cải thiện hơn nữa, tạo động lực hơn nữa cho sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.
“Quan trọng nhất là cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt tạo môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đây là điểm mà tôi thấy rằng chúng ta vẫn chưa cải thiện đáng kể. Đây là điểm nghẽn chúng ta cần tập trung khắc phục trong thời gian tới”, PGS-TS. Tô Trung Thành nhấn mạnh.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, mức tăng trưởng của những tháng cuối năm có thể đạt được ở mức kịch bản lạc quan hay không phụ thuộc lớn vào điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ, tăng trưởng tín dụng và đầu tư công. Một vấn đề khác, trong thời gian tới Việt Nam phải tính toán để thay đổi nguồn cung để không quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, để làm được điều này thì cần rất nhiều thời gian và nhiều nỗ lực của doanh nghiệp, Chính phủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)