Tăng trưởng tín dụng sẽ chấm dứt chuỗi ngày trồi sụt?
Thạc sỹ khoa học 28 tuổi và câu chuyện "bỏ phố về làng" để trồng dâu tây / Công nghiệp hỗ trợ khó hưởng lợi với làn sóng FDI mới?
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2020, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo về tình hình tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020, thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định, thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, thông suốt. Tính đến ngày 20/5, huy động vốn tăng 1,85%, tín dụng tăng 1,32% so với cuối năm 2019.
Hai tháng gần như đứng yên
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biếtdo tác động của dịch Covid-19, cầu tín dụng giảm, tín dụng những tháng đầu năm có xu hướng tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước nhưng dần có dấu hiệu cải thiện.
Cụ thể, tháng 1 tăng 0,1%, tháng 2 tăng 0,07%, tháng 3 tăng 1,1%, tháng 4 tăng 1,42% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 4,44%). Đáng lưu ý, tín dụng đến trung tuần tháng 5 giảm xuống khoảng 1,2%,tuy nhiên đến ngày 20/5 tăng 1,32% so với cuối năm 2019. Dẫu vậy, mức tăng trưởng tín dụng vẫn gần như “đứng yên” so với gần 2 tháng trước.
Giải thích lý do tín dụng liên tục trồi sụt, lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cho hay, vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hiện nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp sụt giảm mạnh do không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới thực hiện giải pháp giãn cách xã hội, tiêu dùng và xuất khẩu đều giảm mạnh, nguyên liệu đầu vào lẫn thị trường đầu ra đều khó khăn.
Theo lãnh đạo NHNN, tín dụngnhững tháng đầu năm tăng trưởng thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2019 là do doanh nghiệp đẩy mạnhtrả nợ, trong khinhu cầu vốn mới ít. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp mặc dù có nhu cầu vốn, ngân hàng cũng rất muốn giải ngân nhưngkhông cho vay được vì doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thu hồi vốn.
Đối với đề nghịvay không cần tài sản đảm bảo, đại diện NHNN chia sẻ: ngành ngân hàng có thể thực hiện được điều này nhưng với điều kiện là kiểm soát được dòng tiền, điều kiện tiên quyết vẫn là doanh nghiệp phải chứng minhphương án kinh doanh hiệu quả. Ngân hàng không thiếu vốn, chỉ cần doanh nghiệpcó phương án kinh doanh tốt.
Dấu hiệu nhích dần lên
Lãnh đạo một số ngân hàng đánh giá, sang quý II,nhu cầu vốn của khách hàng đang dần cải thiện, nhưng cùng với đó là nợ xấu đang có nguy cơ phình to, nên các ngân hàng thận trọng cho vay. Vì vậy, dư nợ khó tăng cao trong quý II/2020.
Thống kê trên địa bàn Hà Nội cho thấy,tính đến hết tháng 5, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng ước đạt 2.163 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng 4 và tăng 2,4% so với cuối năm 2019. Trong đó, dư nợ cho vay đạt 1.942 nghìn tỷ đồng, chiếm 89,8% và đầu tư đạt 221.000 tỷ đồng chiếm 10,2% tổng dư nợ tín dụng.
Đáng lưu ý, về chất lượng tín dụng, dự kiến đến hết tháng 5, nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chiếm 1,97% tổng dư nợ và 2,2% tổng số dư nợ cho vay.
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn tỏ ra lạc quan về bức tranh tăng trưởng tín dụng trong quý II.Ts. Cấn Văn Lực cho rằng, năm nay nhu cầu vốn của người dân và doanh nghiệp đều tương đối thấp, nhưng nhu cầu vốn đã bắt đầu tăng trở lại.
Với các giải pháp tích cực của Chính phủ, khả năng nền kinh tế "bật lò xo" là khá lớn từ nhu cầu nội địa. Do đó, nếu có biện pháp kích cầu trong nước, bao gồm cả tiêu dùng nội địa thì khả năng tăng trưởng tín dụng nhanh hơn.
"Theo tôi, tín dụng sẽ tăng trở lại, đến hết quý II sẽ đạt khoảng 3,5 - 4%, hết năm khoảng 9 - 10%. Nếu tăng trưởng GDP năm nay phấn đấu đạt 4 - 5%, thì tín dụng tăng khoảng 9 - 10%, gấp hơn 2 lần là tương đối phù hợp. Nhu cầu về vốn của người dân và doanh nghiệp đang phục hồi và sẽ tăng lên trong thời gian tới”, ông Lực nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ như cắt giảm lãi suất, cho phép hoãn thời hạn nộp thuế, yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã giúp tăng trưởng tín dụng có chút khởi sắc.
Thời gian tới, các lực đẩy tích cực với tăng trưởng tín dụng là lãi suất điều hành và trần lãi suất thấp hơn sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ tạo ra việc làm, từ đó tạo ra nhu cầu tín dụng.
Đặt trong kịch bản cơ sở khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát trong quý II, VNDirect cho rằng, tín dụng có thể tăng trở lại trong quý III - IV/2020. Theo đó, dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm nay sẽ đạt 11%. Với kỳ vọng tăng trưởng GDP 5%, tỷ lệ tín dụng/GDP dự báo sẽ tăng từ 110% trong năm 2019 lên tới 116% trong năm 2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Đến giữa tháng 5, dư nợ tín dụng chỉ tăng 1,32%.