Tập đoàn Hà Đô do ông Lê Xuân Long làm tân Chủ tịch kinh doanh thế nào trước khi bị phạt thuế?
Vi phạm quy định công bố thông tin, công ty con của Novaland bị xử phạt / Công ty Nam Land bị xử phạt
Bị xử phạt và truy thu hơn 7,6 tỷ đồng thuế
Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (Tập đoàn Hà Đô) đã công bố thông tin bất thường về việc bị Tổng cục Thuế xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Theo quyết định, tổng số tiền phạt đối với Hà Đô là 4,49 tỷ đồng. Trong đó, gần 4,12 tỷ đồng phạt cho hành vi khai sai thuế, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, bao gồm 4,05 tỷ đồng cho năm 2022 và hơn 60,8 triệu đồng cho năm 2023.
Hà Đô cũng bị phạt 373,6 triệu đồng do lập hóa đơn không đúng thời điểm, mặc dù hành vi này không dẫn đến việc chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, hành vi bị xử phạt tăng nặng do vi phạm nhiều lần. Ngoài ra, tập đoàn này còn bị phạt 1,083 triệu đồng tiền phạt vì sử dụng hóa đơn không đúng quy định (liên quan đến bên lập hóa đơn bỏ địa chỉ kinh doanh theo kết luận của TAND tỉnh Phú Thọ).
Về biện pháp khắc phục hậu quả, Tổng cục Thuế yêu cầu tập đoàn Hà Đô nộp đủ 1,051 tỷ đồng tiền thuế thiếu vào ngân sách Nhà nước, trong đó bao gồm gần 984 triệu đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp và hơn 67,6 triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng trong hai năm 2022 và 2023. Hà Đô cũng phải nộp 2,109 tỷ đồng tiền chậm nộp thuế, với chi tiết là 2,097 tỷ đồng tiền chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và gần 11,9 triệu đồng tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng.
Tổng số tiền xử lý về thuế tại Tập đoàn Hà Đô lên tới 7,654 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 13,15 tỷ đồng. Hà Đô phải hoàn thành việc nộp tiền phạt trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Sau thời gian này, nếu không thực hiện, sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định.
Hà Đô kinh doanh thế nào trước khi bị phạt?
Hà Đô được thành lập từ năm 1990, tiền thân là xí nghiệp xây dựng thuộc Viện Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc Phòng), đã chuyển đổi thành công ty cổ phần vào năm 2010 và niêm yết trên sàn chứng khoán.
Tập đoàn Hà Đô hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng, đầu tư năng lượng và tài chính. Trong năm 2024, công ty được vinh danh trong danh sách Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam (Top Value 500) và nằm trong Top 10 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam nhóm Nhà phát triển bất động sản (Value 10).
Vào ngày 3/10, Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HDG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024. Tại đây, các cổ đông đã nhất trí miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Nguyễn Trọng Thông theo nguyện vọng cá nhân. Đồng thời, ông Lê Xuân Long - Thành viên HĐQT, được bầu làm Chủ tịch HĐQT mới và ông Nguyễn Trọng Minh được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc.
Chân dung lãnh đạo, cựu lãnh đạo Tập đoàn Hà Đô: Chủ tịch Lê Xuân Long (giữa), Tổng giám đốc Nguyễn Trọng Minh (trái) và nguyên Chủ tịch Nguyễn Trọng Thông (phải).Trong lĩnh vực bất động sản, Hà Đô đã tham gia đầu tư vào nhiều dự án lớn như Hado Charm Villas quy mô 30ha tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) và Centrosa Garden gần 7ha tại quận 10, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Hà Đô cũng vận hành 3 nhà máy điện gió và mặt trời, cùng 5 nhà máy thủy điện.
Việc thay đổi lãnh đạo tại Hà Đô diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp này đang đối diện nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu của tập đoàn đã giảm từ mức 4.999 tỷ đồng vào năm 2020 xuống còn 2.889 tỷ đồng vào năm 2023. Mặc dù lợi nhuận vẫn duy trì trên 1.300 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2022 nhưng năm 2023 đã ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất trong 5 năm gần đây, chỉ còn 866 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho nửa đầu năm 2024 cho thấy doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Hà Đô đạt 1.398 tỷ đồng, giảm gần 200 tỷ đồng so với 1.560 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023. Giá vốn hàng bán được ghi nhận là 697 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận gộp chỉ còn 701 tỷ đồng, giảm 184 tỷ đồng so với nửa đầu năm trước.
Trong giai đoạn này, công ty đã điều chỉnh giảm đáng kể các chi phí tài chính và quản lý, khiến doanh thu từ hoạt động tài chính tăng từ 16 tỷ đồng lên 21 tỷ đồng. Điều này giúp Hà Đô ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 433 tỷ đồng, mặc dù vẫn giảm 70 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ các chi phí khác, lợi nhuận kế toán trước thuế đạt gần 444 tỷ đồng, giảm 54 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 363 tỷ đồng, giảm 70 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý II/2024, tổng tài sản của Tập đoàn Hà Đô đạt 14.028,3 tỷ đồng, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền là 472,3 tỷ đồng, gần gấp đôi so với đầu năm. Tập đoàn còn có 148,1 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn (đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) và giá trị đầu tư chứng khoán đã tăng từ 386,6 tỷ đồng lên 539,2 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
Hà Đô cũng đang phải đối mặt với nợ phải trả lên tới 6.601 tỷ đồng, bao gồm 624,5 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 4.527 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Tổng nợ vay đã vượt mốc 5.100 tỷ đồng, và trong nửa đầu năm 2024, tập đoàn đã chi 176 tỷ đồng cho lãi vay, tương đương gần 1 tỷ đồng mỗi ngày, chưa tính đến nghĩa vụ trả gốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp