Thái Nguyên: Ông giáo già 'đổi đời' nhờ nuôi chim bồ câu Pháp
Quảng Ngãi: Thành tỷ phú từ mô hình làm trang trại tổng hợp / Long An: Thu nhập cao từ trồng bắp nữ hoàng đỏ
Mười năm trước, lúc chuẩn bị về hưu, thầy giáo dạy văn Nguyễn Đình Phúc(xóm Triều Lai 2, xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên) nghĩ đến việc làm một công việc gì đó để có thêm thu nhập. Khi còn đứng lớp, thu nhập ổn định mà vẫn phải tằn tiện. Với vài triệu lương hưu thì hai vợ chồng già chắc sẽ khó khăn hơn.
Ông Phúc về Thường Tín (Hà Nội) tham quan mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Thấy công việc phù hợp với tuổi tác, ông nghiên cứu kỹ lưỡng trên Internet rồi lại mò lên Hòa Bình thăm mô hình của bạn thân để có thêm quyết tâm.
Năm 2010, ông Phúc mua 30 đôi chim giống bồ câu Pháp về nuôi. Ông kể, theo quy cách, mỗi lao động có thể chăn nuôi hàng trăm đôi chim. Vậy mà hai vợ chồng ông tỷ mỷ, trau chuốt từng ly, từng tý một cho 30 đôi chim hy vọng. Chúng lơn nhanh, đẻ đều. Qua vài năm, số lượng đàn đã lên 300 đôi. Đó là lúc phải tính đến việc xuất chuồng đối với chim thương phẩm.
Thật may mắn vì thày giáo dạy văn đã không phải mày mò tìm đáp số cho bài toán đầu ra. Chim bồ câu thương phẩm của ông bà có bao nhiêu đều được thương lái đến tận nơi thu mua hết. Thương lái còn đề nghị ông thu gom và mở rộng quy mô để “ăn hàng’ với khối lượng nhiều hơn.
Ông Nguyễn Đình Phúc, người gây dựng và lan tỏa mô hình chăn nuôi chim bồ câu Pháp rất hiệu quả tại thị xã Phổ Yên.
Ông Phúc quyết định mở rộng quy mô với 700 đôi chim bố mẹ. Bồ câu Pháp có sức đề kháng cao, tỷ lệ sống đạt từ 95 – 99%. Trọng lượng chim thương phẩm đạt tới 6 lạng/con, chất lượng thịt nổi tiếng nên chẳng đủ số lượng đáp ứng thị trường.
Liền tù tì trong 6 năm qua, bình quân mỗi năm, gia đình ông xuất ra thị trường khoảng 3.000 đôi chim bồ câu thương phẩm, với giá bán dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/đôi. Ngoài nuôi chim thương phẩm, hằng năm ông Phúc còn sản xuất theo đơn đặt hàng hơn 1.000 đôi chim bồ câu giống để cung ứng cho người dân trên địa bàn và các huyện lân cận trong tỉnh. Chim bồ câu giống có giá gấp đôi, gấp ba lần so với giá bán chim thương phẩm. Lật giở cuốn số ghi chép chi li nguồn đầu tư từ cám, thuốc phòng bệnh, tính cả khấu hao của chuồng trại, sau khi trừ chi phí gia đình ông thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.
Ông Phúc cho biết, để chăm 700 đôi bồ câu thì 2 vợ chồng chỉ mất mỗi ngày 2 tiếng. Vậy mà hiệu quả lại rất lớn. Chẳng những không phiền lụy mà ông Phúc còn hỗ trợ tài chính cho các con trong giai đoạn đầu lập nghiệp. Ông mua xe ô tô con, mỗi khi nhớ con cháu, ông lại đưa bà xuôi Hà Nôi, ngược Thái Nguyên đi thăm chúng.
Ông giáo già cần mẫn nuôi chim bồ câu thành công
Mô hình được đánh giá cao về hiệu quả, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Phổ Yên đã đề nghị ông Phúc liên kết để xây dựng Tổ hợp tác chăn nuôi chim bồ câu Pháp. Tổ có 10 thành viên, ông Phúc được bầu làm tổ trưởng, ông cởi mở, nhiệt tình truyền đạt những kinh nghiệm qua gần 10 năm chăn nuôi.
Ông Nguyễn Tuấn Luận (Tổ phó Tổ hợp tác) cho biết, con chim đầu đàn Nguyễn Đình Phúc đã hướng dẫn chúng tôi tất tần tật những bí quyết chăn nuôi. Theo đó, để nuôi chim bồ câu Pháp thực sự hiệu quả thì khâu chọn giống là quan trọng nhất. Do đó, phải chọn những con chim giống khỏe mạnh, lông mượt, hoạt động nhanh nhẹn và không có dị tật. Sau vài lứa thì thay đổi việc ghép đôi kiểu áp đặt mà cần theo dõi xem đôi nào thích nhau thì ghép.
Đối với chuồng trại cần phải lưu ý ánh sáng vừa đủ, luôn đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Chú ý tới việc thiết kế làm nơi ổ đẻ để chim sinh sản, ấp trứng và nuôi con. Bởi, đây là loại vừa đẻ trứng vừa nuôi con nên cần thiết kế hai ổ khác nhau, ổ đặt trứng sẽ nằm ở tầng trên và ổ nuôi con nằm ở tầng dưới. Cả hai ổ đều phải sạch sẽ, được lót rơm, nệm êm và máng ăn phải lựa chọn máng nhựa, đảm bảo sạch sẽ.
Ông Nguyễn Phúc Quyết (xóm Bíp, xã Thuận Thành - một thành viên của Tổ hơp tác) cho biết, để đảm bảo điều kiện cho đàn chim sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài việc chú trọng các đợt uống vacxin phòng bệnh, người chăn nuôi còn trang bị hệ thống làm mát để điều hòa nhiệt độ khi thời tiết ngoài trời nắng nóng. Đồng thời, sử dụng các loại men vi sinh trộn lẫn vào thức ăn, nước uống hoặc phun khử trùng tại khu chuồng trại để giảm mùi hôi thối, tăng sức đề kháng của vật nuôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024