Thị trường

Thanh Hóa: Thu trăm triệu nhờ nuôi thỏ xuất khẩu sang Nhật

HTX chăn nuôi và phát triển giống thỏ New Zealand giúp lợi nhuận của mỗi thành viên đạt từ 200 - 300 triệu đồng/năm. Thỏ của HTX được xuất khẩu sang Nhật Bản để nghiên cứu và sản xuất dược phẩm.

Kinh tế Việt Nam làm được điều khó tin khi thế giới loay hoay chống dịch / Quảng Nam: Mang hồn Việt vào từng vân gỗ

Nhận thấy chăn nuôi đơn lẻ gặp nhiều khó khăn, khó tạo thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, anh Nguyễn Công Tùng, ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã thành lập HTX chăn nuôi và phát triển giống thỏ New Zealand, đồng thời chuyển giao kỹ thuật cho các thành viên trong và ngoài huyện.

Nuôi thỏ xuất ngoại

Năm 2019, anh Nguyễn Công Tùng phối hợp với một số hộ thành lập HTX chăn nuôi và phát triển giống thỏ New Zealand với mục đích liên kết, hỗ trợ các trang trại trên địa bàn tỉnh ổn định đầu ra cho sản phẩm. Qua hơn một năm hoạt động, HTX có 21 thành viên ở các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Đông Sơn...

Thỏ của HTX được xuất khẩu sang Nhật Bản để nghiên cứu và sản xuất dược phẩm (Ảnh: Tư liệu)

Thỏ của HTX được xuất khẩu sang Nhật Bản để nghiên cứu và sản xuất dược phẩm (Ảnh: Tư liệu)

Hiện, HTX đang thực hiện hợp đồng cung ứng sản phẩm cho Công ty Nippon Zoki khoảng 2.000 - 3.000 con thỏ/tháng, giá bán trung bình 178.000 đồng/con, điều đặc biệt là thỏ của HTX được xuất khẩu sang Nhật Bản để nghiên cứu và sản xuất dược phẩm.

Theo anh Tùng, quá trình nuôi yêu cầu rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, chuồng nuôi phải đặt ở vị trí cao ráo và sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho thỏ trong mọi điều kiện thời tiết, thỏ không mắc bệnh...

Chia sẻ về quá trình bắt đầu, anh Tùng cho biết, sau khi làm nhiều công việc khác nhau với thu nhập không ổn định, anh quyết định tìm hướng đi mới, chọn đối tượng nuôi phù hợp, cho lợi nhuận cao để phát triển kinh tế ngay tại quê hương. Qua tìm hiểu, nhận thấy những tiềm năng của việc nuôi thỏ, như: dễ chăm sóc, khả năng sinh sản nhanh, thích hợp với khí hậu ở địa phương..., anh quyết định mua giống thỏ New Zealand để phát triển đàn. Nhằm mở rộng quy mô chăn nuôi, anh đã đầu tư xây hệ thống chuồng trại khép kín với diện tích 2.000m2, lắp đặt hệ thống thông gió, máng nước tự động...

Theo anh Tùng: “Với ưu điểm sinh trưởng và phát triển nhanh, vóc dáng lớn, thịt thơm ngon, hấp dẫn..., trung bình một con thỏ mẹ giống New Zealand một năm đẻ được từ 6 - 9 lứa, mỗi lứa khoảng 7 - 10 con. Thỏ con sau sinh, nuôi hơn 3 tháng thành thỏ thịt với trọng lượng bình quân 2,3 kg/con và có thể xuất bán được nên khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh”. Từ những con thỏ giống ban đầu, đến nay, anh luôn duy trì số lượng đàn trên 5.000 con, trong đó có 500 con thỏ giống; bình quân mỗi tháng, gia đình anh xuất ra thị trường khoảng 1.500 con thỏ thương phẩm, doanh thu từ 550 - 650 triệu đồng/năm.

 

Giúp thành viên làm giàu

Mô hình HTX chăn nuôi và phát triển giống thỏ New Zealand đã giúp các thành viên có việc làm và thu nhập ổn định. Tham gia nuôi thỏ, lợi nhuận của mỗi thành viên trong HTX đều đạt từ 200 - 300 triệu đồng/năm. HTX có trách nhiệm chuyển giao kỹ thuật, con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm, nên việc chăn nuôi của thành viên khá ổn định.

HTX đã giúp các thành viên có việc làm và thu nhập ổn định (Ảnh: Tư liệu)

HTX đã giúp các thành viên có việc làm và thu nhập ổn định (Ảnh: Tư liệu)

Được HTX nuôi thỏ chuyển giao kỹ thuật, anh Bùi Minh Hiếu, ở thôn Trung Chính, xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy đã đầu tư 300 triệu đồng, xây dựng trại nuôi thỏ với 200 con thỏ giống. Hiện nay, trong trại của anh Hiếu luôn có 1.000 con thỏ, mỗi tháng cung ứng cho HTX 100 con thỏ thương phẩm loại từ 2,3 - 2,3 kg/con. Đây cũng là trọng lượng đáp ứng tiêu chuẩn của công ty sản xuất dược phẩm - đơn vị được HTX liên kết để tiêu thụ sản phẩm.

 

Anh Lê Văn Phúc, xã Xuân Thịnh (Triệu Sơn), thành viên của HTX, cho biết: Tham gia vào HTX, các thành viên được hỗ trợ cung cấp thỏ giống New Zealand, hướng dẫn xây dựng chuồng trại và nuôi thỏ theo quy trình kỹ thuật để đạt năng suất, chất lượng cao; nhất là HTX bảo đảm thu mua số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn để cung ứng cho doanh nghiệp và các thương lái.

Bên cạnh đó, HTX tích cực tham gia các chương trình hội thảo, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tổ chức cho các thànhviên tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình nuôi thỏ thành công trong và ngoài tỉnh, tham gia các lớp tập huấn để nâng cao kỹ thuật trong chăn nuôi. Nhờ thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, các thành viên yên tâm sản xuất.

Lựa chọn kinh tế hợp tác để phát triển chăn nuôi theo chuỗi, anh Lê Công Tùng không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều thành viên tham gia HTX. Đây là điều kiện để nhân rộng mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả tại nông thôn.

Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, HTXmong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành liên quan để có điều kiện tiếp cận nguồn vốn và quỹ đất để mở rộng quy mô sản xuất, bảo đảm chuỗi liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao chothànhviên và cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm