Thái Bình: Làm giàu nhờ trồng hành xuất khẩu
An Giang: Làm giàu từ mô hình đa canh trên đất lúa / An Giang: Mô hình trồng rừng kết hợp làm vườn và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao
Những năm tháng làm việc tại Nhật Bản, anh Tuấn luôn ấp ủ mong muốn sẽ trở về địa phương và làm giàu trên mảnh đất quê hương. Khó khăn lớn nhất đối với anh khi đầu tư phát triển kinh tế là việc vận động để người dân đồng ý cho gia đình anh thuê lại ruộng. Anh Tuấn cho biết: Tôi cùng các cán bộ của Hội Nông dân, đại diện các thôn phải đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để vận động người dân cho thuê lại ruộng. Nhờ kiên trì vận động nên mọi người đều đồng thuận, một số hộ thấy việc trồng hành đem lại hiệu quả kinh tế cao đã phối hợp cùng gia đình tôi trồng cây hành negi. Nhờ có những gia đình này mà tôi có thêm nguồn hàng xuất đi Nhật Bản đồng thời giúp tăng thu nhập cho các gia đình.
Cuối năm 2019, anh Tuấn vận động các hộ dân xã Đông Xuyên và xã Đông Trà cho thuê ruộng trồng được hơn 3,3 mẫu hành negi. Anh Tuấn chia sẻ: Thời điểm đầu, toàn bộ diện tích cỏ mọc hoang hóa, tôi phải đầu tư gần 200 triệu đồng để cải tạo lại đất, thuê máy cày để tạo luống trồng hành, đầu tư hệ thống tưới nước tự động phục vụ sản xuất.
Tổng diện tích trồng hành của anh Tuấn là hơn 3,3 mẫu.
Giống hành negi xuất xứ từ Nhật Bản kháng sâu bệnh tốt, phát triển đều và đẹp về mẫu mã; khi ăn không hơi mùi mà lại có vị ngọt nên được người dân Nhật Bản rất ưa chuộng. Diện tích trồng hành của gia đình anh Tuấn trước kia từng là khu vực bị ảnh hưởng bởi tình trạng xâm nhập mặn khó cấy lúa nhưng với cây hành vẫn phát triển tốt nên đây có thể xem là một trong những cây trồng mới giúp người nông dân phát triển kinh tế, giải quyết tình trạng bỏ hoang ruộng đất do xâm nhập mặn.
Mỗi sào ruộng, anh Tuấn làm từ 5 - 6 luống hành negi với chiều dài gần 40m/luống. Mỗi mét vuông gieo từ 90 - 100 hạt giống hành negi. Anh Tuấn chia sẻ: Giống hành negi khác với hành lá của Việt Nam bởi đây là giống hành có thời gian phát triển lâu hơn, một cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt từ 10 - 12 tháng nên tiền vốn mua giống ít, bình quân từ 2 - 2,5 tháng sẽ cho thu hoạch một vụ, một năm chỉ cần cải tạo đất một lần giúp hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ tài nguyên đất và nước. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu về hơn 600 triệu đồng/năm.
Mô hình trồng hành lá xuất khẩu Nhật Bản của anh Hoàng Minh Tuấn cho thu nhập cao
Hành lá sau khi thu hoạch sẽ được gia đình anh Tuấn sơ chế và đóng bao bì cẩn thận để xuất khẩu sang Nhật Bản. Nhờ sản xuất hiệu quả nên mô hình trồng hành lá xuất khẩu của gia đình anh Tuấn tạo việc làm cho hơn 30 lao động mùa vụ với thu nhập bình quân 3,5 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Chia sẻ về những dự định trong tương lai, anh Tuấn cho biết: Nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương nên tôi đã vận động được thêm một số gia đình cho thuê đất. Trong năm 2020, tôi sẽ cải tạo và mở rộng diện tích trồng hành negi lên 5,3 mẫu đồng thời hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng hành lá negi nhằm giúp người nông dân có thêm thu nhập, nâng cao đời sống.
Bà Trần Thị Bích Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Xuyên chia sẻ: Mô hình trồng hành của anh Hoàng Minh Tuấn là một trong những mô hình đem lại nguồn thu nhập cao, tạo việc làm cho nhiều lao động mùa vụ. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể của tỉnh, huyện để xây dựng thêm nhiều hơn những mô hình phát triển kinh tế đồng thời tạo điều kiện giúp hội viên nông dân vay vốn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều