Thị trường điện lạnh “tăng nhiệt” theo thời tiết
Xuất nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc / Xu hướng sản xuất trung hòa carbon
Vì vậy, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát như: quạt máy, tủ lạnh, điều hòa… của người dân cũng tăng cao. Thị trường hàng điện lạnh cũng nóng lên theo thời tiết.
Từ giữa và cuối tháng 5, thời tiết miền Bắc đón những đợt nắng nóng gay gắt và lo ngại dịch bệnh COVID-19 nên các mặt hàng điện lạnh có bổ sung tính năng bảo vệ sức khỏe được nhiều người lựa chọn. Sức tiêu thụ mặt hàng này cũng "nóng" theo thời tiết, sức mua tăng từ 40% đến 50% so với trước đó.
Thị trường điện lạnh "tăng nhiệt" theo thời tiết (Ảnh minh họa: cadn.vn)
Khảo sát tại nhiều trung tâm, cửa hàng điện máy, thời gian gần đây, số lượng người tiêu dùng tìm mua các thiết bị làm mát tăng cao. Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm làm mát nhanh, tích hợp công nghệ mới, khách hàng còn chú trọng đến các sản phẩm có tính năng tiết kiệm điện và bảo vệ sức khỏe, như chia sẻ của một số khách hàng:
"Nhu cầu sử dụng của chúng tôi mùa hè thì thường tăng rất là cao. Hiện tại là phòng sinh hoạt chung có một điều hòa khá cũ rồi và đang có ý định muốn thay vì cũ thì nó không còn mát nữa và đặc biệt tốn nhiều chi phí".
"Mình đang tìm hiểu thêm một số loại, vì cái điều hòa ở nhà mình thì bây giờ nó không đáp ứng được nhu cầu nên là bây giờ đang muốn tìm một cái loại phù hợp với công năng và tiết kiệm điện hơn cái cũ".
Diễn biến thời tiết bất thường và việc tăng giá điện vừa qua cũng là yếu tố tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với các thiết bị làm mát có tính năng tiết kiệm điện.
Theo các chuyên gia, thông thường khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C, điện năng tiêu thụ của điều hoà sẽ tăng từ 1,5 – 3% tuỳ vào loại máy và cách sử dụng. Nếu nhiệt độ điều hoà hạ thấp xuống khoảng 25 độ từ mức 26 độ, điện năng tiêu thụ cũng lớn hơn 1,5 – 2,5%.
Ông Kim Phúc – Liên chi hội cơ điện lạnh Việt Nam chia sẻ thêm: "Nếu nhiệt độ ngoài trời 37,38 độ thì khi vào phòng ta nên bật điều hoà ở chế độ 28,29 độ chứ không nên để thấp quá. Kể cả khi ngủ dậy ta cũng không nên để khi ra khỏi phòng mới tắt điều hoà, mà trước khi ra khỏi phòng ta cũng tắt ở chế độ là nâng nhiệt độ lên, để cho quạt điều hoà vẫn quay và nó vẫn đối lưu được không khí lạnh và như thế sẽ tiết kiệm được điện năng".
Qua khảo sát, các sản phẩm có tính năng tiết kiệm điện và bảo vệ sức khỏe hiện được các đơn vị kinh doanh bày bán chiếm đến 90%.
Mặc dù sức tiêu thụ sản phẩm điện lạnh có khởi sắc hơn trong đầu mùa nắng nóng, nhưng theo chia sẻ của các chủ cửa hàng, mức tăng không đáng kể. Những mặt hàng bán chạy chủ yếu nằm ở phân khúc giá rẻ, tầm trung, dao động khoảng 5 triệu đồng. Các mặt hàng thuộc phân hạng cao cấp có giá từ 10 triệu đồng trở lên rất kén người mua.
Ông Văn Cự - chủ một cửa hàng bán đồ điện tử điện lạnh nói: "Hiện nay dòng sản phẩm biến tầng khách hàng chọn giá từ 6-7 triệu và khách hàng thường quan tâm tới các dòng của Nhật. Phân khúc rẻ hơn cũng có một số thương hiệu được khách hàng quan tâm".
Nguyên nhân khiến người dân "thu hẹp" hầu bao cho sản phẩm này được cho là do kinh tế trầm lắng, làm ăn khó khăn nên thu nhập của người dân sụt giảm. Các siêu thị, cửa hàng điện máy hiện cũng đang tính toán, chú trọng nhập về các mặt hàng điện lạnh phân khúc tầm trung để phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.
Dự báo nhu cầu dùng thiết bị làm mát của người dân sẽ còn tăng trong bối cảnh nắng nóng tiếp tục kéo dài. Tuy nhiên, các DN bán lẻ cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên tìm hiểu và chọn mua các sản phẩm chính hãng tại các cửa hàng, siêu thị có uy tín để bảo đảm chất lượng và được hưởng chế độ chăm sóc khách hàng cũng như chính sách bảo hành tốt nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024