Thị trường

Thị trường gạo TP Hồ Chí Minh vẫn ổn định, không biến động mạnh

DNVN - Theo thông tin từ Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, thị trường gạo tiêu dùng vẫn duy trì mức ổn định và không có biến động đáng kể. Ông Ngô Hồng Y, Trưởng Phòng Quản lý thương mại của Sở Công Thương Thành phố, cho biết rằng giá gạo tiêu dùng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn giữ ổn định kể từ đầu năm đến nay.

Đà Nẵng: Doanh thu du lịch 7 tháng đạt hơn 15.600 tỷ đồng / Đà Nẵng: Thu cân đối ngân sách từ xuất, nhập khẩu giảm mạnh

Thị trường gạo TP Hồ Chí Minh vẫn ổn định - Ảnh 1.

Giá các mặt hàng gạo tại TP Hồ Chí Minh vẫn giữ mức ổn định.

Đáng chú ý, giá các mặt hàng gạo tham gia Chương trình Bình ổn thị trường năm 2023 không có điều chỉnh tăng giá.

Dữ liệu thống kê cho thấy, trong tháng 7/2023, giá bán lẻ của các loại gạo tại TP Hồ Chí Minh dao động từ 15.900 - 16.000 đồng/kg cho gạo tẻ thường trung bình, từ 19.500 - 20.900 đồng/kg cho gạo tẻ ngon, 22.600 đồng/kg cho gạo nếp thường và 27.500 đồng/kg cho gạo nếp ngon.

Đại diện Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cũng cho biết trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung vào việc đảm bảo nguồn cung gạo, lưu thông hàng hóa, tiết giảm chi phí trung gian, và hiệu quả hoạt động hệ thống phân phối. Thành phố sẽ tiếp tục đôn đốc doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường để tạo nguồn hàng, thu mua, và dự trữ đúng tiến độ theo kế hoạch. Số lượng gạo cung ứng ra thị trường tháng thường được dự kiến là 3.311 tấn/tháng, và trong tháng Tết Giáp Thìn 2024 là 4.525 tấn/tháng. Điều này nhằm đảm bảo sản lượng cung ứng đầy đủ và giá bán ổn định để phục vụ người dân. Thành phố cũng sẽ tổ chức bán hàng lưu động để ứng phó với mọi tình huống biến động sốt giá cục bộ.

Trước tình hình biến động thị trường lúa gạo trong tuần qua do Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo trắng thường, giá lúa tại ĐBSCL đã tăng lên. Giá lúa trong những ngày cuối tháng 7 đã cao hơn khoảng 20% so với vụ hè thu trước, và lợi nhuận được cho là cao hơn cả vụ đông xuân - vụ lớn nhất của vùng. Thị trường mua bán sôi động, các thương lái hỏi mua nhiều, đặc biệt là nhóm lúa gạo thơm hút hàng, giá tăng nóng.

 

Liên Bộ Công Thương - Bộ NN&PTNT đã khuyến cáo các doanh nghiệp nghiêm túc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm. Điều này nhằm đảm bảo không xảy ra lạm phát giá gạo và lương thực trong nước.

Cao Thông (tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm