Thị trường tín chỉ carbon rừng gặp nhiều thách thức
Gian nan trong việc thương mại hóa tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam / Dự kiến 2028, Việt Nam sẽ có sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức
Mất rừng, suy thoái rừng tự nhiên và quản lý rừng sản xuất chưa hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên, làm gia tăng phát thải khí nhà kính. Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 (Net-zero).
Việt Nam đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%; mỗi năm trồng thêm khoảng 238.000 hecta rừng và tìm cách phục hồi rừng tự nhiên để chống biến đổi khí hậu.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, tín chỉ carbon rừng đang được ngành lâm nghiệp nước ta đặc biệt quan tâm. Ước tính trong giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam sở hữu khoảng 40 - 70 triệu tín chỉ carbon rừng có thể bán cho thị trường tín chỉ carbon thế giới.
Phát triển thị trường carbon rừng góp phần thực hiện mục tiêu “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” và Net-zero vào năm 2050. Trong nhiều năm qua, việc mở rộng diện tích rừng đã giúp ngành lâm nghiệp đạt được các cam kết giảm phát thải, mở ra tiềm năng to lớn để tham gia vào thị trường carbon trong nước và toàn cầu.
Phát biểu tại hội thảo “Phát huy giá trị nguồn lợi từ rừng gắn với mục tiêu Net-Zero và phát triển bền vững” chiều ngày 24/9, ông Lương Quang Huy - Cục biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, thị trường tín chỉ carbon rừng có những thuận lợi về kinh nghiệm triển khai thí điểm Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA). Đồng thời, có cơ hội thu hút nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế cũng như có nhiều nhà đầu tư mong muốn hợp tác đầu tư để trao đổi, kinh doanh tín chỉ carbon rừng.
Tuy nhiên, thị trường tín chỉ carbon rừng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến hàng loạt yếu tố như thể chế, chính sách; sự sẵn sàng của thị trường trong nước và của ngành lâm nghiệp; huy động nguồn lực đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật; năng lực của các bên liên quan…
Đặc biệt, theo ông Huy, khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách về thị trường carbon rừng thiếu hoặc chưa quy định cụ thể. Tiêu chuẩn carbon rừng và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, cấp tín chỉ để áp dụng cho thị trường carbon trong nước chưa được xây dựng.
Trong khi, các tiêu chuẩn quốc tế đưa ra yêu cầu rất cao về kỹ thuật, môi trường, xã hội để đánh giá, thẩm định và cấp tín chỉ carbon rừng. Mỗi đối tác có quy định khác nhau nên nội dung, phương thức đàm phán, ký kết và thực thi Thỏa thuận ERPA là khác nhau.
Cùng đó, kinh phí cần bố trí trước để xây dựng dự án, báo cáo, thẩm định và cấp tín chỉ là tương đối lớn. Hiện chưa có định giá về giá tín chỉ carbon rừng làm cơ sở cho việc đàm phán về giá với bên mua.
Theo bà Nghiêm Phương Thúy - Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khó khăn của thị trường tín chỉ carbon rừng còn liên quan đến truyền thông và dư luận về tín chỉ carbon rừng; nhu cầu sử dụng tín chỉ của thị trường trong nước và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của ngành lâm nghiệp, đầu tư Nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng.
Bởi vậy, cần tiếp tục triển khai các chương trình giảm phát thải và nghiên cứu thí điểm tín chỉ carbon có chất lượng cao (carbon xanh). Thúc đẩy hoạt động truyền thông và tập huấn kỹ thuật; nghiên cứu phân bổ hạn ngạch NDC và tiềm năng tín chỉ cho địa phương.
Đồng thời, cần hoàn thiện thể chế chính sách về chuyển nhượng và quản lý tài chính nguồn thu từ tín chỉ carbon rừng. Cần xây dựng tiêu chuẩn carbon rừng Việt Nam và cơ chế vận hành, hướng dẫn xây dựng và triển khai thí điểm một số dự án có tiềm năng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp