Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Sẽ sớm hình thành Hiệp hội ngành tre Việt Nam
DNVN - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Trần Thành Nam cho biết, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành khác sớm hình thành Hiệp hội Ngành tre Việt Nam. Đây là hiệp hội đại diện cho các doanh nghiệp (DN) và người trồng tre nhằm phát huy hết các giá trị tiềm năng của cây tre.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao nhất 5 năm trở lại đây / Du khách Ấn vào Việt Nam tăng cao, du lịch Đà Nẵng nắm bắt cơ hội phát triển
Chia sẻ bên lề Hội thảo "Vai trò của tre nguyên liệu đối với sự phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm tre Việt Nam” ngày 4/8, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khẳng định, ngoài giá trị văn hóa, ứng phó với biến đổi khí hậu trong việc giữ đất giữ làng, cây tre còn có giá trị kinh tế trong cơ chế thị trường. Hiện, tre là nguyên liệu quan trọng trong chuỗi sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Với quy mô thị trường tre toàn cầu sẽ đạt xấp xỉ 83 tỷ USD vào năm 2028, đây sẽ là ngành hàng tiềm năng cho nông nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, tình trạng hiện nay là nhiều nơi chưa xác định được hết vai trò, vị trí, giá trị của cây tre. Thêm vào đó là thiếu sự gắn kết giữa các DN với người trồng và DN chế biến, DN xuất khẩu. Tiêu thụ trong nước còn rời rạc, chưa tập trung, đặc biệt là chưa xây dựng được các vùng nguyên liệu lớn để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, hiện nay, nhiều nơi chưa xác định được hết vai trò, vị trí, giá trị của cây tre.
Tuy nhiên, để hình thành chuỗi giá trị kêu gọi DN vào đầu tư phải xác định được vùng nguyên liệu và sự liên kết. Đây là những vấn đề mà DN, người sản xuất và chính quyền các địa phương phải cùng vào cuộc thì mới phát huy được giá trị cây tre.
Sắp tới Bộ sẽ cùng các bộ, ngành khác phối hợp để sớm thành lập Hiệp hội Ngành tre Việt Nam. Đây là hiệp hội đại diện cho các DN và người trồng tre Việt Nam với việc tổ chức thực hiện liên kết chuỗi giá trị. Bộ NN&PTNT đã gửi công văn lên Bộ Nội vụ để sớm hình thành hiệp hội này.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, vấn đề quan trọng khác là cần thực hiện rà soát lại việc thực hiện các chuỗi giá trị với sự tham gia của các DN và chính quyền địa phương trong việc xây dựng vùng nguyên liệu. Đối với vùng nguyên liệu có trên 100.000 ha rất nhiều tỉnh thành có, chẳng hạn như Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Bây giờ cần tập hợp các DN gắn kết với người nông dân để gắn kết các vùng nguyên liệu lớn.
"Người nông dân hiện đang bị áp lực vì nhiều cây trồng khác có giá trị rất cao như cây ăn quả, thủy sản, chăn nuôi. Nếu không có đầu ra tốt cho cây tre thì họ sẽ "quay lưng". Do đó DN cần phải vào cuộc cùng với chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp xây dựng thành những vùng nguyên liệu lớn. Vừa đảm bảo nhu cầu sản xuất, chế biến cho ngành tre Việt Nam, đồng thời ổn định đời sống cho người dân", Thứ trưởng đề xuất.
Ngoài ra, chính quyền địa phương có cần tạo điều kiện cho việc tạo lập và phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương.
Với Bộ NN&PTNT, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị, qua hội thảo này sẽ nghiên cứu, rà soát các thông tin liên quan đến ngành tre. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định về phát triển ngành tre Việt Nam. Trong thời gian tới, các đơn vị của Bộ sẽ đưa ra dự án phát triển giá trị cây tre. Tuy nhiên, để làm được điều này, Bộ sẽ phối hợp với địa phương, DN bàn bạc kỹ lưỡng để khi triển khai có hiệu quả. Từ đó, tạo sự chuyển biến cho ngành tre, giá trị cây tre trở thành giá trị thực trong đời sống hiện nay, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Ra mắt liên minh đổi mới đối tác AI tạo sinh
Đà Nẵng: Liên tiếp xử phạt bán hàng giả nhãn hiệu nổi tiếng tại quận du lịch trọng điểm
Nền tảng ngân hàng số cho doanh nghiệp
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Cột tin quảng cáo