Thủ tướng yêu cầu xác minh Asanzo nhập hàng Trung Quốc gắn nhãn Việt Nam
Asanzo hợp tác VTV Cab triển khai ứng dụng xem truyền hình / Ảnh thực tế smartphone giá rẻ Asanzo S3 Plus: thiết kế đã được cải tiến, camera kép xoá phông, cảm biến vân tay đặt ở cạnh viền
Thời gian qua, trên một số phương tiện truyền thông có nhiều bài báo phản ánh Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam, làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng (Hải quan, Quản lý thị trường…) rà soát lại việc thực hiện quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/7/2019.
Trước đó, báo Tuổi Trẻ TP. HCM thực hiện tuyến bài điều tra doanh nghiệp Asanzo bóc tem made in China để thay thế bằng Made in Vietnam. Loạt bài phóng sự nhiều kỳ cho rằng, một số sản phẩm của Asanzo dính líu đến chuyện "đội lốt" thương hiệu Việt để lừa người tiêu dùng.
Ngay sau phóng sự đưa ra, báo chí vào cuộc, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đã tước danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao của doanh nghiệp này. Đồng thời bà Vũ Kim Hạnh, đại diện Hiệp hội cho biết Asanzo đã cố tình khai báo sai về xuất xứ hàng hóa.
Phía Asanzo, đại diện là ông Phạm Văn Tam - Tổng Giám đốc lên tiếng cho biết, doanh nghiệp này chỉ nhập từ 70 - 80% phần cứng của các thiết bị điện tử từ Trung Quốc, 30% còn lại doanh nghiệp này nhập của các công ty phụ trợ Việt Nam.
Thông tin mới cập nhật của Dân Trí, ngày 15/6, ông Phạm Văn Tam (Shark Tam) đã thoái gần hết vốn tại công ty CP Tập đoàn Asanzo vào ngày 13/7/2018, giảm tỷ lệ sở hữu từ 90% xuống còn 1%.
Trước đó, sáng ngày 24/6, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương về vụ việc này. Sở Công Thương TP HCM cho biết, trước phản ảnh Công ty Asanzo nhập hàng Trung Quốc về ghi xuất xứ Việt Nam, sở đã chủ động rà soát hoạt động của công ty này.
Cụ thể, Sở này đã đề nghị Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP HCM báo cáo cụ thể về danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" do hội cấp cho Công ty Asanza.
Về bảo vệ người tiêu dùng: Đến thời điểm này, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM chưa nhận được đơn thư khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng về sản phẩm Asanzo.
Tại TP HCM, sản phẩm của Asanzo được phân phối tại khoảng 143 điểm bán của hệ thống Điện máy Chợ Lớn, Nguyễn Kim, Điện máy xanh, Thiên Hòa, Vinpro cùng các cửa hàng bán lẻ điện máy truyền thống tập trung tại các khu vực chuyên kinh doanh điện tử như khu vực Nhật Tảo, Hùng Vương và các trang thương mại điện tử (Shopee, Sendo, Lotte.vn, Lazada, adayroi…)
Sở Công Thương TPHCM cho biết thêm, Sở nàysẽ tiếp tục phối hợp Cục Quản lý thị trường, các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh thông tin.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam