Thị trường

Thừa Thiên - Huế: Nuôi cá chình lồng, bán 350-400 ngàn đồng/ký, lãi tiền tỷ

Mô hình nuôi cá chình với nguồn vốn 6 tỷ đồng của ông Lê Quảng Cao ở thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) sắp cho thu hoạch, dự kiến vụ đầu tiên lãi 1 tỷ đồng.

Hải Phòng: Ngư dân nuôi cá lồng trên vịnh Cát Bà khá giả / Quảng Bình: Chàng thanh niên làm giàu từ nuôi cá chình

Chuyên làm dịch vụ máy xúc, vận chuyển đất cát từ nhiều năm nay, nhưng ông Cao luôn ấp ủ khát vọng có cơ hội đầu tư mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương.

Sau ba năm tìm tòi, nghiên cứu, học tập từ nhiều nơi ở các tỉnh phía Nam, ông Cao nhận thấy, nuôi cá chình là hướng đi phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu và nguồn nước tại địa phương.

tt-hue: nuoi ca chinh long, ban 350-400 ngan dong/ky, lai tien ty hinh anh 1

Ương giống cá chình bằng lồng bè.

Cá chình là loài đặc sản thịt thơm ngon, tiêu thụ mạnh trên thị trường, được nhiều người ưa chuộng nên giá bán khá cao, dao động từ 350-400 ngàn đồng/kg.

Từ những ưu thế đó, ông Cao bắt tay ngay việc đầu tư mô hình ương nuôi cá chình giống và thương phẩm. Ông quyết định bỏ hẳn nghề làm dịch vụ máy xúc, vận chuyển đất cát, gom hết vốn liếng dành dụm bấy lâu hơn 6 tỷ đồng đầu tư xây dựng trang trại nuôi cá chình với diện tích 4 ha. Từ đầu năm nay, ông mua 157 ngàn con cá chình giống từ các tỉnh phía Nam về ương nuôi vụ đầu tiên.

Sau hơn nửa năm, ông Cao chuyển 3.000 con giống sang nuôi thương phẩm thí điểm, bước đầu cho thấy cá chình phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng đất Quảng Điền, phát triển rất tốt. Cá chình giống hiện nay đã được một số cơ sở nuôi thương phẩm liên hệ mua nhưng ông Cao chưa bán do giá bán chưa tương xứng. Nếu giá giống thấp, ông sẽ chuyển dần sang nuôi thương phẩm.

Nói về hiệu quả ban đầu, ông Cao khẳng định, cá chình thật sự “bén duyên” với vùng đất Sịa. Tuy bước đầu còn gặp một số khó khăn về kỹ thuật, yếu tố nguồn nước như chua phèn chưa xử lý triệt để, tỷ lệ giống hao hụt tương đối cao… nhưng giá trị hiện tại vẫn khá lớn; xuất bán hết số chình giống và thương phẩm lúc này sẽ lãi trên 1 tỷ đồng. Nếu quá trình nuôi đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, năng suất cao, bán được giá có thể lãi từ 1,5-2 tỷ đồng.

“Thấy ông Cao mạnh dạn đầu tư quy mô lớn, mở ra nhiều triển vọng cho địa phương nói riêng và huyện Quảng Điền nói chung nên chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện về các thủ tục cấp đất sản xuất và các cơ chế, chính sách liên quan”, ông Hồ Đăng Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn Sịa khẳng định.

Từ khi ông Cao bắt tay triển khai mô hình, ngoài tự thuê kỹ sư thủy sản, công nhân am hiểu kỹ thuật, chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật nuôi cá chình cho ông Cao.

 

“Mọi thứ mới chỉ bắt đầu nên cần phải vừa làm vừa học. Trong các yếu tố xử lý môi trường, cho ăn đúng hàm lượng, thời điểm thì việc áp dụng kỹ thuật phòng ngừa, xử lý dịch bệnh là điều đặc biệt quan tâm”, ông Cao cầu thị.

Một số kinh nghiệm được ông Cao chia sẻ, các loại bệnh thường gặp trên cá chình như thối vây, thối mang, xuất huyết, ký sinh trùng… Quá trình nuôi phải chọn mua giống từ các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng. Cá cần phải đáp ứng một số yếu tố cần thiết như nhanh nhẹn, kích cỡ đồng đều, không bị xây xát, dị tật… Ao nuôi phải được xử lý môi trường thật kỹ trước khi thả giống.

Sau khi đã thả giống phải thường xuyên, định kỳ xử lý môi trường nước trong ao 1 tháng/lần. Sử dụng thức ăn tươi sống tránh hôi thối, kém chất lượng, kết hợp với vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá, hoặc trộn men vi sinh để cá tăng cường hấp thu qua đường tiêu hóa. Quá trình nuôi hạn chế tối đa vớt cá lên kiểm tra, tránh xây xát dẫn đến chết, hoặc chậm sinh trưởng…

Trong chuyến tham quan, kiểm tra mô hình nuôi cá chình của ông Cao mới đây, ông Lê Trường Lưu, Uỷ viên Trung ươngĐảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá cao ý tưởng, sự mạnh dạn đầu tư của chủ nhân mô hình. Mô hình thành công là hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp của huyện Quảng Điền trong quá trình chuyển đổi mô hình phù hợp, tái cơ cấu nông nghiệp.

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế yêu cầu, trong quá trình triển khai mô hình, hộ chăn nuôi cần tiếp tục nghiên cứu các kỹ thuật mới, tập trung phòng tránh dịch bệnh để đạt năng suất cao nhất. Về phía chính quyền địa phương cũng như ngành nông nghiệp cần quan tâm hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, đất sản xuất, đồng thời có sự theo dõi và đánh giá hiệu quả của mô hình để nhân rộng tại địa phương.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm