Thương vụ lớn tiết lộ khối tài sản cực 'khủng' của 'thiếu gia' ngân hàng
11 tháng xuất khẩu hạt điều mang về 3 tỷ USD / Xuất khẩu cà phê tăng mạnh trong 11 tháng
Với số mã giảm áp đảo lên tới 168 mã so với 79 mã tăng trên sàn HSX, chỉ số VN-Index mất 2.49 điểm tương ứng 0.26% còn 953.4 điểm trong sáng 11/12. Tương tự, HNX-Index cũng đánh mất 0.29 điểm tương ứng 0.27% còn 106.53 điểm do sàn HNX có 68 mã giảm so với 39 mã tăng.
Thanh khoản sụt khá mạnh so với các phiên trước đó. Tổng khối lượng giao dịch trên HSX chỉ đạt 87.58 triệu cổ phiếu tương ứng 1.629.78 tỷ đồng và trên HNX là 15.6 triệu cổ phiếu tương ứng 209.14 tỷ đồng.
Trong phiên này, VN-Index nhận được sự hỗ trợ từ VHM, SAB, VRE, CTG… song mức tăng tại những mã này vẫn chưa đủ sức ảnh hưởng để giúp chỉ số tăng điểm trong bối cảnh độ rộng thị trường đang nghiêng hẳn về phía giảm giá.
Hơn nữa, một loạt các mã lớn như VCB, GAS, HPG, BVH, BID, VPB… cũng sụt giảm và tác động tiêu cực lên chỉ số chung.
Phiên này, bên cạnh tình trạng giảm giá chung của các cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng thì TCB cũng giảm nhẹ 0.2% còn 28.200 đồng; TPB giảm 1.4% còn 21.200 đồng.
TCB và TPB sụt giảm bất chấp những thông tin về việc cổ đông liên quan đến người nội bộ của các ngân hàng này đã đăng ký mua vào hoặc đã mua vào một khối lượng lớn cổ phiếu.
Cụ thể, từ ngày 27 đến 30/11/2018, ông Đỗ Minh Quân, con trai ông Đỗ Anh Tú – Phó Chủ tịch TPBank đã mua xong toàn bộ 25 triệu cổ phiếu TCB đăng ký trước đó. Số cổ phiếu này được sang tay theo phương thức thỏa thuận với tổng giá trị 608.35 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại Techcombank, con trai ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank là Hồ Anh Minh cũng vừa đăng ký mua vào hơn 44.7 triệu cổ phiếu TCB và dự kiến sẽ được giao dịch theo phương thức thỏa thuận từ 14-31/12/2018.
Nếu thành công thì Hồ Anh Minh sẽ nâng sở hữu tại ngân hàng này lên 137.9 triệu cổ phiếu tương ứng 3.9455% vốn. Với giá thị trường của cổ phiếu TCB hiện nay thì dự kiến con trai ông Hồ Hùng Anh sẽ phải dự chi trên 1.260 tỷ đồng cho thương vụ vào cuối tháng này.
Sàn UPCoM vừa rồi vừa đón nhận một số “tân binh” như FOC của Công ty CP Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) hay C4G của Cienco 4.
Sau phiên tăng kịch trần hôm qua, cổ phiếu FOC của Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tiếp tục rơi vào tình trạng “cháy hàng”. Sáng nay mã này tăng tiếp 23.000 đồng lên 176.400 đồng, không hề có dư bán.
Với mức tăng lên tới 67.000 đồng của FOC trong chưa đầy 2 phiên giao dịch, tính đến trưa nay, ông Thang Đức Thắng – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FPT Online đã có thêm khoảng 11.4 tỷ đồng trong tài sản trên sàn chứng khoán.
Ngược lại, C4G đã giảm điểm mạnh ngay trong phiên chào sàn, đóng cửa ở mức 12.200 đồng/cổ phiếu, giảm 12.9% so với giá tham chiếu và tiếp tục xu hướng giảm trong phiên hôm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo