Tiền Giang: Có của ăn của để nhờ làm giống loài cá to như tai voi
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Nhập khẩu ô tô tăng kỷ lục, bất động sản ‘đói’ nguồn cung / Góp sức khẳng định thương hiệu nông sản Việt
Nhị Mỹ trở thành một làng nghề nổi tiếng hàng năm cung ứng cho thị trường trong, ngoài tỉnh hàng triệu con cá giống và hàng chục tấn cá thương phẩm đủ các chủng loại như: Cá tra, cá trê vàng lai, cá rô đầu vuông, cá sặc rằn, cá lóc, tai tượng, điêu hồng, rô phi...
Ông Tăng Văn Trí đang cho cá tai tượng giống ăn.
Là người có thâm niên hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi cá, ông Trí rất am hiểu và nắm vững kỹ thuật nuôi cá. Từ quan niệm "muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo", năm 1998, ông Trí bắt đầu nuôi cá tai tượng.
Năm 2002, ông Tríchuyển sang nuôi cá điêu hồng, nhưng do giá cả bấp bênh nên ông trở lại nuôi cá tai tượng cho đến nay.
Ông Trí cho biết, từ khu đất bỏ hoang, ông đào 3 ao nuôi cá với diện tích mặt nước khoảng 3.000m2, thông qua các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngư và học hỏi kinh nghiệm từ các lão nông ở địa phương, ông bắt đầu nuôi cá tai tượng.
Cá tai tượng được nuôi theo hai giai đoạn, ao nhỏ thả cá giống ương nuôi khoảng 2,5 - 3 tháng để cá đạt kích cỡ xuất bán, một ao để nuôi cá còn lại sau khi xuất bán. Tùy theo kích thước ao mà mật độ thả cá tai tượng sao cho phù hợp.
Ông Trí cho biết: "Nếu chật quá cá sẽ chậm lớn dễ bị bệnh, lây lan nhanh. Theo tôi, thu nhập nghề ương cá tai tượng giống cao hơn nhiều so với các nghề khác, thời gian nhàn rỗi hơn và vốn đầu tư cũng ít".Ông Trí chia sẻ: "Trong nghề nuôi cá tai tượng khó nhất là khâu kỹ thuật, mình phải theo dõi hàng ngày, nhất là độ tăng trưởng của cá, các bệnh trên cá để kịp thời xử lý, đặc biệt chú ý môi trường nước phải thật tốt. Mật độ nuôi cá tai tượng phải tương đối...
Hiện nay, ngoài nuôi cá tai tượng giống, để tăng thêm thu nhập, ông Trí còn kết hợp trồng 60 gốc dừa xanh lùn xung quanh ao cá, trung bình 1 tháng bán một lần, thu trên 4 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn mở cơ sở mộc chuyên đóng tủ thờ, bàn, ghế, cửa… mang lại nguồn thu nhập cho gia đình.
Nuôi cá tai tượng sinh sản, ươm cá tai tượng giống là nghề mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân vùng DDBSCL. Ảnh: IT.
Bên cạnh đó, ông Trí còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội do địa phương phát động cũng như quan tâm chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh như hỗ trợ áo quan, ghế thờ… cho gia đình hộ nghèo khi có người thân qua đời.
Không chỉ là một nông dân sản xuất giỏi, ông Trí còn là một nông dân gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, xây dựng nhà cửa khang trang, nuôi dạy hai con có việc làm ổn định.
Ông Huỳnh Văn Phước, Chủ tịch Hội Nông dân phường Nhị Mỹ cho biết: "Mô hình nuôi cá của ông Tăng Văn Trí được ông học hỏi từ bạn bè, Hội Nông dân và nhờ được tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học - kỹ thuật nên nuôi cá thành công, mỗi năm mang lại thu nhập cao". Hiện mô hình này đang được nhiều nông dân ở địa phương học hỏi, hướng tới làm giàu ở vùng đất thuần nông. Nhiều năm liền, ông Tăng Văn Trí được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo