Nhu cầu du lịch phục hồi mạnh bất chấp giá vé máy bay tăng cao
Những điều không thể bỏ qua để tránh bị lừa đảo khi đặt mua dịch vụ du lịch / Hàng Việt Nam được người tiêu dùng Anh đón nhận
Khi nền kinh tế toàn cầu đang phải chứng kiến những chuyển biến khó lường, những lựa chọn chi tiêu của người dùng vào việc gì, ở đâu và khi nào, sẽ tiết lộ hướng đi sắp tới của thị trường. Báo cáo “Chuyển đổi Ví tiền: Thói quen chi tiêu mới của người tiêu dùng" của Viện Kinh tế Mastercard nghiên cứu cách người tiêu dùng trên toàn thế giới đang duy trì những thói quen mang lại sự tiện lợi, trải nghiệm mới, hoặc cả hai.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch quốc tế sau khi mở cửa biên giới, bất chấp việc chi phí di chuyển bằng đường hàng không tăng cao. Xu hướng này đặc biệt đáng chú ý tại các thị trường như Singapore và Úc.
Tương tự, việc chi tiêu cho trải nghiệm vẫn đang tiếp tục vượt qua các chi tiêu cho hàng hoá, và được phản ánh thông qua những thói quen chi tiêu cho dịch vụ ăn uống hoặc giải trí. Người tiêu dùng tại châu Á - Thái Bình Dương lựa chọn đặt đồ ăn từ nhà hàng – cả trực tiếp hoặc trực tuyến – thay vì tự nấu ăn tại nhà. Chi tiêu cho việc ăn uống tại nhà hàng đã tăng lên 16% vào tháng 8 năm 2022 so với hồi tháng 1/2022, trong khi chi tiêu tại các cửa hàng bách hóa giảm 5%.
“Người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương đang tìm cách bù đắp cho khoảng thời gian đã mất trong những năm đầy thử thách vừa qua. Nhu cầu du lịch đến các địa điểm mới và có những trải nghiệm mới bị dồn nén, tác động mạnh mẽ đến hành vi chi tiêu của người tiêu dùng. Với sự ưu tiên hiện tại dành cho các hoạt động nghỉ dưỡng, ẩm thực, giải trí và trải nghiệm, chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy được sự phục hồi mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực du lịch và giải trí", ông David Mann, NKinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông - Châu Phi của Mastercard nhận định.
Ngoài ra, Mastercardcòn nhìn thấy những cơ hội mới được mở ra đối với lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, do sự phân bố thời điểm chi tiêu cho mua sắm và trải nghiệm không còn chỉ tập trung vào dịp cuối tuần. Khi mua sắm trực tuyến và làm việc từ xa tiếp tục tác động đến những thói quen hàng ngày, người tiêu dùng sẽ điều chỉnh lại cách thức chi tiêu để phù hợp với nhịp sống đang thay đổi.
Người tiêu dùng ưu tiên chi tiêu cho du lịch. Bất chấp tình trạng thiếu nhân sự và giá dầu thô tăng cao dẫn đến việc tăng giá vé máy bay, chi tiêu cho du lịch và trải nghiệm vẫn duy trì mạnh mẽ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Singapore có nhu cầu di chuyển quốc tế cao nhất trong khu vực, với lượng đặt vé máy bay tính đến tháng 6 năm 2022 cao hơn 10% so với năm 2019, bất chấp những thách thức gia tăng về logistic và áp lực giá cả.
Tại Úc, lượng đặt vé máy bay chặng dài tăng 92% vào tháng 8 năm 2022 so với cùng kỳ năm 2019, và lượng đặt vé máy bay chặng ngắn tăng 155%.
Chi tiêu của người tiêu dùng ở khu vực ASEAN cho thấy sự phục hồi trong các danh mục chính, bao gồm bán lẻ, du lịch và giải trí, với chi tiêu bán lẻ tính đến tháng 6 năm nay tăng trưởng gấp 1,5 lần so với trước đại dịch.
Các doanh nghiệp nhỏ cho thấy sự tăng trưởng qua các dịch vụ trực tuyến. Trên toàn thế giới, các doanh nghiệp lớn đang giữ ưu thế vượt trội hơn trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số so với các doanh nghiệp nhỏ hơn. Mặc dù vậy, các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến nhỏ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang tìm cách để phát triển.
Tại Singapore, các dịch vụ kinh doanh trực tuyến quy mô nhỏ như dịch vụ gia sư, chăm sóc sức khoẻ và chăm sóc cá nhân đã tăng trưởng 3,5 lần so với năm 2019.
Tuy nhiên, khoảng cách giữa các doanh nghiệp trực tuyến quy mô lớn và nhỏ thể hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực bán lẻ tại các nền kinh tế phát triển hơn. Tháng 8 /2022, doanh số thương mại điện tử của các doanh nghiệp lớn tại Singapore đã tăng 200% so với năm 2019, và tăng 59% đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn. Tương tự tại Úc, các doanh nghiệp lớn đạt mức tăng trưởng 93%, so với mức 24% ở các doanh nghiệp trực tuyến nhỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo