Thị trường

Tín dụng tăng thấp, nhà băng vẫn lãi lớn

Một số nhà băng đã hé lộ kết quả kinh doanh năm 2018 với nhiều con số kỷ lục, ấn tượng nhất phải kể đến mức lợi nhuận "khủng" đạt được trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với năm trước.

Tháo gỡ khó khăn đầu tư tín dụng trong nông nghiệp / Tín dụng đen “bủa vây” công nhân: Tổng LĐLĐ VN cảnh báo hệ thống công đoàn

Giới chuyên gia nhận định năm 2018 có thể đã là đỉnh tăng trưởng của lợi nhuận ngân hàng. Vì thế, trong bối cảnh tín dụng chậm lại, nguồn thu đột biến không còn dồi dào, lãi huy động tăng nhưng lãi vay không tăng…, lợi nhuận năm 2019 của các nhà băng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn để duy trì tốc độ tăng trưởng cao như hai năm vừa qua.

Đỉnh tăng trưởngcủa lợi nhuận

Mặc dù vẫn chưa có nhiều công bố cụ thể và chính thức (chưa có số liệu được kiểm toán), nhưng những tiết lộ mới đây của một số nhà băng về kết quả kinh doanh cũng gây bất ngờ cho thị trường. Điều này là bởi trước đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định không nới room cho bất cứ nhà băng nào, chỉ xem xét đối với các ngân hàng sáp nhập với ngân hàng trong diện tái cơ cấu, một số ngân hàng đã điều chỉnh hạ mục tiêu lợi nhuận so với đề ra hồi đầu năm.

Khi đó, nhiều chuyên gia nhận định lợi nhuận của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách "siết" tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, thực tế lại khác xa so với dự đoán.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2019, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch BIDV, không nói cụ thể con số lợi nhuận tuyệt đối trong năm qua, nhưng cho biết ngân hàng tăng trưởng 13% so với năm 2017. Dựa vào số liệu này có thể ước tính BIDV đã đạt được hơn 9.900 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế – con số cao nhất từ trước tới nay của nhà băng này.

Trong khi đó, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Vietcombank, cho biết dù tín dụng tăng không hết chỉ tiêu NHNN giao, nhưng kết quả kinh doanh năm 2018 đạt kỷ lục 18.000 tỷ đồng, tăng 62% so với năm trước.

Đại diện Agribank cũng cho biết, lợi nhuận trước thuế cả năm 2018 của nhà băng này đạt 7.525 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.

Một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng hé lộ con số lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc so với năm 2017. Trong đó, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt tới 2.258 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2017 và vượt mục tiêu kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đã đề ra là 2.200 tỷ đồng; Sacombank dự kiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến đạt hơn 2.200 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đã đề ra…

Điểm đáng chú ý là hầu hết các nhà băng này đều có mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với năm 2017. Việc tín dụng tăng trưởng chậm lại sẽ ảnh hưởng không ít tới lợi nhuận của các ngân hàng, bởi trên thực tế, hơn 70% doanh thu hiện nay vẫn là đến từ hoạt động cho vay.

tin-dungtang-thap-nha-bang-van-7964-5734

Nhiều ngân hàng đạt mức lợi nhuận cao nhấttừ trước đến nay

Lợi nhuận 2019khó đột biến

Chưa kể, những tháng cuối năm 2018, lãi suất huy động có xu hướng tăng cao, trong khi lãi suất cho vay vẫn ổn định. Sự chênh lệch lãi suất này khiến cho tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của nhiều ngân hàng khó có thể cải thiện.

Vậy, yếu tố nào đã giúp các ngân hàng đạt đỉnh tăng trưởng lợi nhuận?

Đại diện Agribank cho biết, đóng góp không nhỏ vào nguồn lợi nhuận khổng lồ này là nhờ ngân hàng đã thu hồi gần 12.000 tỷ đồng nợ xấu; thu từ dịch vụ cũng tăng rất mạnh trên 20%.

Trong khi đó, để lý giải cho việc dù không dùng hết room tăng trưởng tín dụng nhưng Vietcombank vẫn vượt chỉ tiêu lợi nhuận, ông Thành cho biết là do ngân hàng chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, giúp mặt bằng lãi suất đầu vào về mức thấp nhất thị trường; tăng tỷ trọng nguồn thu phi tín dụng đạt trên 30%. Thu nhập vì thế giảm dần tác động của tín dụng, gắn với xu hướng chung của quốc tế.

Tương tự, đại diện BIDV cũng cho biết tín dụng năm 2018 tăng 14% – thấp hơn các năm trước nhưng ngành ngân hàng nói chung lại đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đơn cử như với BIDV, vòng quay tín dụng đã tăng từ 3,17 vòng năm 2017 lên 3,9 vòng năm 2018.

Đánh giá về bức tranh lợi nhuận của ngành ngân hàng cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu nguồn thu, các chuyên gia nhận định năm 2018 có thể đã là đỉnh tăng trưởng của lợi nhuận ngân hàng. Điều này sẽ khó tìm thấy trong năm 2019 do các nhà băng phải đối mặt với nhiều khó khăn như: tín dụng chậm lại, nguồn thu đột biến không còn dồi dào, lãi suất huy động tăng nhưng lãi vay không tăng. Thậm chí, ngay từ đầu năm, một số ngân hàng đã công bố thông tin chấp nhận giảm lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bằng cách giảm lãi vay 0,5%.

"Lợi nhuận năm 2019 của các nhà băng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn để duy trì tốc độ tăng trưởng cao như hai năm vừa qua", lãnh đạo một ngân hàng thương mại nhận định.

Theo thoibaokinhdoanh.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm