Tọa đàm Diễn đàn kinh tế về ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN: Tìm giải pháp vượt qua khó khăn, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn
ASEAN sớm hành động mở cửa thị trường du lịch và nông nghiệp công nghệ cao / Kích cầu thị trường nội địa giúp phục hồi nền kinh tế sau đại dịch
Tọa đàm Diễn đàn kinh tế về ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Trong hơn nửa thế kỷ qua, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã từng bước phát triển, trở thành tổ chức khu vực thành công trên thế giới, đóng góp hiệu quả cho đối thoại và hợp tác hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Việc Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 với chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng” có ý nghĩa quan trọng, vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp và mau lẹ như hiện nay.
Hướng tới Kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN (1967-2020), 25 năm ngày Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN và Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, hôm nay, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Diễn đàn về kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN.
Bên lề Diễn đàn ý nghĩa này, Tọa đàm Diễn đàn về kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN được tổ chức, là dịp để các chuyên gia kinh tế, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cùng gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, tìm giải pháp để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.
Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Báo Thế giới & Việt Nam là đơn vị phối hợp truyền thông cho Diễn đàn và Tọa đàm này. Các chương trình được đưa tin trực tuyến trên Báo Thế giới & Việt Nam phiên bản điện tử theo địa chỉ baoquocte.vn.
Trao đổi tại Tọa đàm, ông Suresh Kaliyana Sundramm -Tham tán công sứ, Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận quan trọng cho nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực ASEAN. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động nghiêm trọng đến các quốc gia, Chính phủ Malaysia đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), giúp họ vươt qua khó khăn và có thể tiếp tục kinh doanh, hướng tới thành công mới.
“Chính phủ Malaysia đón chào công ty Việt Nam có nguyện vọng hợp tác, đầu tư với các công ty Malaysia. Tôi nhận thấy, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Malaysia đang ngày một phát triển mạnh mẽ. Malaysia có nhiều cơ quan giúp đẩy mạnh quá trình hợp tác kinh doanh, giúp các doanh nghiệp Việt Nam về một số lĩnh vực như tư vấn luật xuất nhập khẩu”, ông Suresh Kaliyana Sundramm nói.
Cũng theoTham tán công sứ, Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam, với cương vị là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ có những chính sách phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ(SME) - vốn chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Các SMEnày sẽ đảm bảo và hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi những khó khăn do cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra.
Trao đổi tại chương trình, ông Nguyễn Đức Thành -Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) chia sẻ, mục tiêu chiến lược của VietinBank là nằm trong Top các NHTM lớn nhất ASEAN, và Top các NHTM mạnh nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Và để đạt mục tiêu trên, Phó Tổng Giám đốc VietinBank cho biết, ngân hàng đang thực hiên các giải pháp đột phá chiến lược như nâng cao năng lực về tài chính, công nghệ và quản trị, đồng thời phấn đấu xây dựng ngân hàng điện tử đa năng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế.
Trong trung hạn và dài hạn, VietinBank sẽ thực hiện chương trình ngân hàng số để hiện đại hóa, chuyển sang giai đoạn từ phát triển quy mô chuyển sang hiệu quả, nâng cao chất lượng nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, từ đó, đảm bảo mục tiêu trở thành ngân hàng đứng đầu trong ASEAN và trong top đầu các ngân hàng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Song song với quá trình đó, VietinBank cũng đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khu vực ASEAN, VietinBank sẽ củng cố và mở rộng mạng lưới ngân hàng con tại Lào và các nước khác.
Ông Nguyễn Đức Thành, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). (Ảnh: Tuấn Anh) |
Phó Tổng Giám đốc VietinBank khẳng định, đến thời điểm hiện nay, VietinBank nói riêng và ngành ngân hàng nói chung đã hội nhập tương đối thành công vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).Có được sự thành công này là do Việt Nam hội nhập vào ASEAN từ rất sớm (đầu năm 1990).Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã mở cửa thị trường tài chính-ngân hàng cho các nước đối tác ASEAN. Điều này khiến các ngân hàng thương mại Việt Nam đứng trước nhiều cạnh tranh với các ngân hàng đến từ các quốc gia ASEAN trên chính “sân nhà”.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Thành, AEC cũng mở ra nhiều cơ hội cho ngân hàng trong nước hợp tác với các ngân hàng ASEAN trên nhiều phương diện như vốn, quản lý và các hợp tác khác trên nhiều nền tảng khác nhau. Ở góc độ ngân hàng trong nước, VietinBank nói riêng và các ngân hàng trong nước đã hội nhập thành công, thể hiện qua việc hệ thống ngân hàng Việt Nam không chỉ giữ vững được thị phần của mình mà còn mở rộng thị phần với các ngân hàng đối tác khác.
Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại,VietinBank đã tự tin cạnh tranh với các ngân hàng đối tác khác trên chính “sân nhà”.Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam nói chung và VietinBank nói riêng đã tận dụng được cơ hội khi các nước ASEAN mở cửa thị trường tài chính-ngân hàng, từ đó gặt hái được thành công trong việc đầu tư sang các nước khu vực ASEAN khác. Sắp tới, Vietinbank sẽ mở rộng sự hiện diện thương mại của mình tại các thị trường nước ngoài.
(Trực tuyến) Tọa đàm Diễn đàn kinh tế về ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Tham gia trao đổi tại Tọa đàm, đánh giá về “cơ hội vàng” của Việt Nam hậu Covid-19, TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khẳng định, so về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ASEAN, doanh nghiệp Việt Nam đang có lợi thế hơn, bởi sự tổn thương của doanh nghiệp Việt Nam từ đại dịch Covid-19 không lớnnhư các nước trong khu vực. "Ngoài những lợi thế cũ như hàng hóa, sản phẩm có tính truyền thống, đây là lợi thế mới của doanh nghiệp Việt Nam", ông Nam nhấn mạnh.
Nhìn về dài hạn, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, việc tham gia thị trường trong nội khối hay mở rộng ra với các đối tác khác, đòi hỏi những nền tảng căn bản, ví dụ như kỹ thuật số, quản lý, khả năng tham gia vào chuỗi. Đây là những thách thức thực tế, hiện hữu của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng là thời cơ để Việt Nam chiếm thị phần lớn trên thế giới.
TS. Tô Hoài Nam cũng cho rằng, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng của thế giới được đánh giá ở mức độ trung bình. So với 5 năm trước, Việt Nam đã có bước tiến đáng kể, tuy nhiên, xét về lợi ích của việc tham gia chuỗi cung ứng của thế giới, Việt Nam chưa thực sự đạt được kỳ vọng, bởi doanh nghiệp của chúng ta xuất khẩu nhiều, nhập khẩu cũng nhiều. "Khác với những quốc gia khác, Việt Nam đang xuất khẩu để nhập khẩu", ông Nam chia sẻ.
Để doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, TS. Tô Hoài Nam cho hay, Việt Nam tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp; cần có hệ thống để số hóa doanh nghiệp; tăng cường sự cam kết về hàng hóa, quảng cáo, trao đổi giữa các doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết; tìm hiểu thị trường đối tác và tích cực bảo vệ môi trường để tạo hình ảnh tốt đẹp với các nhà đầu tư quốc tế.
Bà Nguyễn Thị Đông - Giám đốc Công ty Cổ phần Hoa Lan. |
Cùng tham gia chương trình, bà Nguyễn Thị Đông - Giám đốc Công ty Cổ phần Hoa Lan, một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm thảo dược thiên nhiên cho biết, đại dịch Covid-19 là khó khăn chung của tất cả doanh nghiệp. Đối với Công ty Hoa Lan, thời điểm dich bệnh, công ty tạo điều kiện để công nhân học nghề, ứng dụng cho công việc; tân trang máy móc… Khi gặp khó khăn tại thị trường quốc tế, công ty cũng tập trung phát triển tại thị trường trong nước bằng cách giảm giá thành sản phẩm để thu hút khách hàng.
Từ góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Đông góp ý, để vượt qua giai đoạn khó khăn này, Hiệp hội doanh nghiệpvừa và nhỏcần liên kết, gắn kết các doanh nghiệp với nhau để hợp tác cùng phát triển.
Bà Nguyễn Thị Bích Hường - Chủ tịch HĐQT công ty CP TMDV và Xây lắp Dầu khí chia sẻ trong chương trình. |
Trao đổi tại Tọa đàm, bà Nguyễn Thị Bích Hường - Chủ tịch HĐQT công ty CP TMDV và Xây lắp Dầu khí cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, sản lượng bán hàng của doanh nghiệp giảm nên công ty phải thực hiện nhiều biện pháp như giảm nhân lực luân phiên, giảm lương, giảm giờ làm. Tuy nhiên, bà Hương cũng khẳng định, công ty cố gắng duy trì ở mức tối thiểu để người lao động yên tâm và khi thị trường khởi sắc trở lại, công ty có thể khôi phục lại hoạt động một cách bình thường.
Về hiệu quả từ những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ, các bộ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện, bà Hường cho biết, đứng trước những khó khăn do dịch bệnh, ngân hàng mà doanh nghiệp của bà đang giao dịch cũng đã có liên hệ để tái cơ cấu các khoản vay, có biện pháp kịp thời hỗ trợ công ty.
“Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có chiến lược tương đối bài bản với mục tiêu phát triển bền vững, việc quản trị theo đúng chuẩn mực, vì vậy doanh nghiệp không gặp quá nhiều khó khăn về các nguồn vốn tín dụng”, bà Hường khẳng định.
Tại Tọa đàm, TS. Cấn Văn Lực cho biết, Việt Nam tương đối thành công trong việc hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. So với mặt bằng các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển và thu nhập trung bình thấp, trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam ở mức tương đối khá, với tỷ lệ 55%.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia tương đối thành công trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 4 trong khối ASEAN trong thu hút đầu tư từ nước ngoài năm 2019.
Theo TS. Cấn Văn Lực, thời gian tới, Việt Nam cần tập trung vào các "điểm nghẽn" đang cản trở Việt Nam trong thu hút đầu tư và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể như: tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đặc biệt là các chính sách liên quan đến thu hút đầu tư nước ngoài; hoàn thiện chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại, tiêu dùng; sớm thúc đẩy kinh tế số, tăng tính liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài; có kế hoạch tốt hơn nhằmthúc đẩy quan hệ với các nước trong khu vực ASEAN,học hỏi kinh nghiệm và đầu tư lẫn nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo